Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào sao đây không đúng khi nói về vai trò của ngành bưu chính viễn thông?
- A. Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo
- B. Hoạt động viễn thông đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục
C. Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính
- D. Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng
Câu 2: Ý nào sao đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông?
- A. Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính
- B. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận
C. Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo
- D. Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 3: Sản phẩm của ngành bưu chính là sự
- A. Vận chuyển thông tin từ người gửi đến người nhận.
- B. Truyền thông tin từ người gọi đến người nghe
C. Vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện,...
- D. Vận chuyển người và hàng hoá
Câu 4: Nhân tố nào ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông?
- A. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
B. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư
- C. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư
- D. Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng
Câu 5: Nhân tố nào ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông?
- A. Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng
B. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư
- C. Trình độ phát triển kinh tế
- D. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
Câu 6: Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế?
- A. Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước
- B. Tạo nguồn thu cho đất nước
C. Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá
- D. Tạo nguồn thu cho đất nước
Câu 7: Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với các lĩnh vực khác?
- A. Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người
- B. Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá
C. Tạo nguồn thu cho đất nước
- D. Tăng cường sự hiểu biết giữa các nước
Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của ngành du lịch?
- A. Du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá – xã hội
- B. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác
C. Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người
- D. Hoạt động du lịch có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
Câu 9: Để tạo ra các sản phẩm du lịch cần nhân tố
- A. Thị trường, nguồn nhân lực
B. Tài nguyên du kịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
- C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
- D. Các điều kiện kinh tế xã hội.
Câu 10: Nhân tố nào có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch cũng như cơ cấu của các sản phẩm du lịch?
- A. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
B. Thị trường (khách du lịch)
- C. Các điều kiện kinh tế xã hội.
- D. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 11: Vai trò nào sau đây không đúng với vai trò ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế?
- A. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
- B. Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng
C. Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá
- D. Thúc đẩy sản xuất phát triển
Câu 12: Vai trò nào sau đây không đúng với vai trò ngành thương mại đối với sự phát triển của các lĩnh vực khác?
- A. Định hướng tiêu dùng,
- B. Tạo tập quán tiêu dùng mới
C. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
- D. Thúc đẩy phản công lao động giữa các lãnh thổ trong nước và trên thế giới.
Câu 13: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của ngành thương mại?
- A. Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường
- B. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu
C. Hoạt động thương mại không chịu tác động của quy luật cung và cầu
- D. Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương)
Câu 14: Nhân tố nào làm hình thành đầu mối thương mại?
- A. Lịch sử hình thành
B. Vị trí địa lí
- C. Dân cư, lao động
- D. Khoa học – công nghệ
Câu 15: Trình độ phát triển kinh tế và lịch sử - văn hoá ảnh hưởng:
- A. Thúc đẩy thương mại phát triển
B. Cơ cấu thương mai, quy mô phát triển
- C. Hình thành đầu mối thương mại
- D. Thay đổi cách thức, loại hình thương mại
Câu 16: Môi trường sống của con người bao gồm
- A. Tự nhiên, xã hội
- B. Tự nhiên, nhân tạo.
C. Tự nhiên, xã hội và nhân tạo.
- D. Nhân tạo, xã hội.
Câu 17: Môi trường xã hội bao gồm
- A. Quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất.
- B. Sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội.
C. Quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp.
- D. Giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội.
Câu 18: Môi trường tự nhiên bao gồm
- A. Các mối quan hệ xã hội.
- B. Nhà ở, máy móc, thành phố.
C. Các thành phần của tự nhiên.
- D. Chỉ khoáng sản và nước.
Câu 19: Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là
- A. Môi trường tự nhiên.
B. Môi trường nhân tạo.
- C. Môi trường xã hội.
- D. Phương thức sản xuất.
Câu 20: Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
- A. Môi trường xã hội.
B. Môi trường tự nhiên.
- C. Môi trường nhân tạo.
- D. Môi trường địa lí.
Bình luận