Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là ngành
- A. Có quá trình khai thác ít gây tác động đến môi trường
- B. Công nghiệp trẻ, mới xuất hiện gần đây
C. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất
- D. Có cơ cấu ngành đa dạng, phức tạp
Câu 2: Đặc điểm phân bố chung của ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là gắn với
- A. Thị trường tiêu thụ.
- B. Các đầu mối giao thông.
C. Vùng nguyên liệu.
- D. Nguồn lao động chất lượng cao.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không thể hiện rõ đặc điểm chung của công nghiệp điện lực?
- A. Điện sản xuất từ than chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện
- B. Cơ cấu sản lượng điện thay đổi theo thời gian
C. Các cơ sở sản xuất điện phân bố chủ yếu trên các sông lớn hoặc nơi có gió mạnh
- D. Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp điện tử – tin học?
- A. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học – công nghệ.
B. Không yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao
- C. Ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây
- D. Hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường
Câu 5: Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học có đặc điểm là
- A. Chứa ít hàm lượng khoa học – kĩ thuật và công nghệ
B. Khá đa dạng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác.
- C. Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển.
- D. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp
Câu 6: Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của điểm công nghiệp?
- A. Điểm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm tại địa phương
- B. Điểm công nghiệp là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác
C. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất
- D. Điểm công nghiệp đóng góp vào nguồn thu của địa phương
Câu 7: Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của điểm công nghiệp?
- A. Điểm công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư
- B. Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu.
C. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phức tạp nhất.
- D. Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau
Câu 8: Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của khu công nghiệp?
- A. Khu công nghiệp góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
- B. Khu công nghiệp thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại
C. Khu công nghiệp tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp
- D. Khu công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động
Câu 9: Đặc điểm của khu công nghiệp là
- A. không có ranh giới rõ ràng, phân bố gần nguồn khoáng sản
B. có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống
- C. tập trung khá ít cơ sở sản xuất công nghiệp
- D. không có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt
Câu 10: Trung tâm công nghiệp có vai trò
- A. là đơn vị cơ sở cho việc hình thành các khu công nghiệp
B. định hình hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ
- C. quyết định hướng chuyên môn hoá của khu công nghiệp
- D. là đơn vị cơ sở cho việc hình thành các điểm công nghiệp
Câu 11: Tác động tích cực của công nghiệp tới môi trường là
- A. Trong và sau khi sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do phân lớn sản phẩm của ngành này khó phân huỷ
- B. Trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường không khí và nước
C. Góp phần tạo ra môi trường mới hay góp phần cải thiện chất lượng môi trường
- D. Thải ra lượng khí thải và nước thải chưa được xử lí chứa nhiều hoá chất
Câu 12: Tác động tiêu cực của công nghiệp tới môi trường là
- A. Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- B. Góp phần tạo ra môi trường mới hay góp phần cải thiện chất lượng môi trường.
C. Trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường không khí và nước
- D. Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Câu 13: Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo không nhằm
- A. Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng. lượng tái tạo nhằm
- B. Đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia
C. Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú
- D. Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Câu 14: Đâu không phải là định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai?
- A. Chuyển dần từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có kĩ thuật, công nghệ cao
B. Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- C. Ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất.
- D. Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tạo ra sản phẩm bằng các quy trình không gây ô nhiễm
Câu 15: Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo?
- A. Điện than đá.
B. Điện thủy triều
- C. Nhiệt điện
- D. Điện hạt nhân.
Câu 16: Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm là:
- A. Dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống
- B. Dịch vụ công, dịch vụ xã hội, dịch vụ kinh doanh
C. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công
- D. Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không phải của ngành dịch vụ?
- A. Sản phẩm phần lớn là phi vật chất
- B. Quá trình sản xuất (cung ứng) và tiêu dùng (hưởng thụ) thường diễn ra đồng thời.
C. Việc cung cấp dịch vụ thường diễn ra trong không gian rộng
- D. Khoa học — công nghệ phát triển làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng dịch vụ.
Câu 18: Đối với ngành dịch vụ, nhân nghĩa ông cáo, nếp ra chủ yếu trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, cận trường bên ngoài
- A. Nhân tố tự nhiên.
- B. Nhân tố kinh tế - xã hội.
C. Vị trí địa lí.
- D. Đặc điềm dân số và lao động
Câu 19: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ như giao thông vận tải, du lịch,... là
- A. Vị trí địa lí
B. Nhân tố tự nhiên.
- C. Trình độ phát triển kinh tế
- D. Đặc điểm dân số và lao động.
Câu 20: Nhân tố kinh tế - xã hội mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển, quy mô của ngành dịch vụ là
- A. Đặc điểm dân số, lao động
B. Trình độ phát triển kinh tế.
- C. Vốn đầu tư, khoa học – công nghệ.
- D. Thị trường
Câu 21: Đâu không phải là vai trò của ngành GTVT?
- A. Giao thông vận tải là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục
- B. Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt
C. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá
- D. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới
Câu 22: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
- A. Khối lượng vận chuyển
- B. Khối lượng luân chuyển
C. Sự chuyên chở người và hàng hoá
- D. Cự li vận chuyển
Câu 23: Tiêu chí nào không sử dụng để đánh giá dịch vụ vận tải?
- A. Khối lượng vận chuyển
- B. Khối lượng luân chuyển
C. Cước phí vận tải thu được
- D. Cự li vận chuyển trung bình
Câu 24: Đâu không phải là đặc điểm của ngành giao thông vận tải?
- A. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá.
B. Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, mỗi quốc gia
- C. Giao thông vận tải là khâu quan trọng trong dịch vụ logistics.
- D. Có sự phân bố đặc thù theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông
Câu 25: Đâu là nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải?
- A. Nhân tố tự nhiên
B. Vị trí địa lí
- C. Nhân tố kinh tế xã hội
- D. Lịch sử hình thành lãnh thổ.
Bình luận