Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để thể hiện sự phần bố dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng

  • A. Phương pháp kí hiệu.
  • B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động,
  • C. Phương pháp chấm điểm.
  • D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Câu 2: Phương pháp chấm điểm được dùng để thế hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

  • A. Phân bố thành vùng
  • B. Phân bố theo luồng di chuyển,
  • C. Phân bố theo những điểm cụ thể.
  • D. Phân bố phân tán lẻ tẻ.

Câu 3: Trong phương pháp bán đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách

  • A. Đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  • B. Đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  • C. Đặt các điểm chấm vào phạm vi của các đơn vị lãnh thố đó.
  • D. Khoanh vùng các đơn vị lãnh thố đó.

Câu 4: Muốn tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?

  • A. Bản đồ khí hậu
  • B. Bản đồ địa hình
  • C. Bản đồ địa chất
  • D. Bản đồ nông nghiệp

Câu 5: Cần sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và địa hình để giải thích vấn đề nào dưới đây?

  • A. Tác chiến quân sự
  • B. Phân vùng du lịch
  • C. Tình hình phân bố mưa
  • D. Sự phân công nghiệp

Câu 6: Lớp nào chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất?

  • A. Nhân ngoài Trái Đất
  • B. Lớp vỏ Trái Đất
  • C. Lớp Manti
  • D. Nhân trong của Trái Đất

Câu 7: Nguồn gốc của Trái Đất liên quan chặt chẽ với sự hinh thành

  • A. Hệ Mặt Trời.
  • B. Mặt Trăng. 
  • C. Sự sống.
  • D. Vũ Trụ.

Câu 8: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau ?

  • A. Ở 2 cực.
  • B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 9: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?

  • A. Múi giờ số 0.
  • B. Múi giờ số 6.
  • C. Múi giờ số 12.
  • D. Múi giờ số 18.

Câu 10: Đặc điểm của lớp Man ti dưới là

  • A. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  • B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đên 2.900km.

Câu 11: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ

  • A. Xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
  • B. Là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
  • C. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
  • D. Có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 12: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống ) có đặc điểm là

  • A. Xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
  • B. Xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
  • C. Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
  • D. Xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.

Câu 13: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình lần lượt là

  • A. Phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ.
  • B. Phong hoá - bổi tụ - bóc mòn - vận chuyển.
  • C. Phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ.
  • D. Phong hoá - bóc mòn - bồi tụ - vận chuyển.

Câu 14: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do

  • A. Băng hà.
  • B. Bước chảy trên mặt. 
  • C. Gió. 
  • D. Nấm đá.

Câu 15: Núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương,
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 16: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do

  • A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.
  • B. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.
  • C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20 trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
  • D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Câu 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là

  • A. Khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.
  • B. Khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình,
  • C. Khí áp, ííông, gió, địa hình, sông ngòi.
  • D. Khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Câu 18: Vết lộ là gì?

  • A. Là nước ngầm bên trong lớp đất đá
  • B. Nơi nước ngầm thoát lên mặt đất
  • C. Là nơi chứa nhiều nước trên trái đất 
  • D. Là nới có nước chảy được ra biển

Câu 19: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

  • A. Nguồn cấp nước 
  • B. Dòng chảy mặt 
  • C. Lưu vực nước
  • D. Chế độ nước 

Câu 20: Sóng biển là gì?

  • A. Là sự giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
  • B. Là sự giao động của nước biển theo chiều thẳng ngang
  • C. Là sự giao động của nước biển vuông góc
  • D. Là sự giao động của nước biển từ ngoài khơi vào bờ

Câu 21: Triều cường là gì?

  • A. Là một trong 4 chu kỳ của thủy triều
  • B. Là chu kỳ của thủy triều
  • C. Là độ cao mực nước dâng lên của thủy triều
  • D. Là một tên gọi khác của thủy triều

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

  • A. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ 
  • B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất 
  • C. Thường ở tầng trên cùng của đất
  • D. Thành phần quan trọng nhất của đất

Câu 23: Thổ nhưỡng là gì?

  • A. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
  • B. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp
  • C. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa 
  • D. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì 

Câu 24: Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km) là

  • A. Giới hạn trên của khí quyển 
  • B. Giới hạn trên của sinh quyển 
  • C. Giới hạn dưới của khí quyền
  • D. Giới hạn dưới của sinh quyển

Câu 25: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

  • A. Rừng nhiệt đới ẩm
  • B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
  • C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt 
  • D. Rừng cận nhiệt ẩm 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác