Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

  • A. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật 
  • B. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật 
  • C. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới 
  • D. Con người tiến hành săn bắt động vật quý làm thuốc chữa bệnh

Câu 2: Nhân tố nào sau đây là nguyên liệu cho cây quang hợp, là phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật?

  • A. Ánh sáng 
  • B. Nước 
  • C. Đất
  • D. Nhiệt độ 

Câu 3: Nước và độ ẩm không khí là nhân tố tạo môi trường

  • A. Thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của sinh vật 
  • B. Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật 
  • C. Thúc đẩy sự phá hủy các chất diệp lục của thực vật
  • D. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật

Câu 4: Vai trò của đá mẹ là gì?

  • A. Là nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
  • B. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, không quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
  • C. Là đá gốc
  • D. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của sinh vật trong quá trình hình thành đất

  • A. Sinh vật quyết định thành phần chất khoáng có trong đất
  • B. Sinh vật ngăn xói mòn, rửa trôi
  • C. Xác sinh vật phân hủy cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
  • D.  Sinh vật ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ có trong đất

Câu 6: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

  • A. Dòng biển
  • B. Thủy triều  
  • C. Sóng biển 
  • D. Triều cường

Câu 7: Độ mặn của nước biển là:

  • A. Khác nhau. Do nồng độ muối khác nhau
  • B. Giống nhau. Do nồng độ muối giống nhau
  • C. Khác nhau. Do thời tiết khác nhau
  • D. Giống nhau. Do thời tiết giống nhau

Câu 8: Lưu lượng nước là gì?

  • A. Là dòng chảy của con sông
  • B. Là khối lượng nước trong một con sông
  • C. Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian 
  • D. Là thời gian để con sông chứa đầy nước

Câu 9: Nước trong đại dương và nước băng tuyết có vai trò gì?

  • A. Tạo hệ sinh thái mới
  • B. Cung cấp nước ăn
  • C. Làm tăng nhiệt độ của trái đất
  • D. Giữ ổn định nhiệt độ bề mặt trái đất

Câu 10: Frông khí quyển là

  • A. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  • B. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  • C. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  • D. Bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 11: Vào mùa hạ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí

  • A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
  • B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
  • C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
  • D. Xích đạo hải dương của cả hai bán cầu.

Câu 12: Vành đai động đất lớn nhất chạy dọc bờ của

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương,
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 13: Vành đai núi lửa lớn nhất chạy dọc bờ của

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương,
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 14: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  • A. Nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • B. Nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. Nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
  • D. Nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển,... ).

Câu 15: Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường

  • A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
  • B. Vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.
  • C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
  • D. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

Câu 16: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

  • A. Nguồn gốc hình thành trái đất.
  • B. Những mũi khoan sâu trong lòng đất.
  • C. Nghiên cứu đáy biển sâu.
  • D. Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 17: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ

  • A. Xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
  • B. Là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
  • C. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
  • D. Có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 18: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

  • A. Múi giờ số 0
  • B. Múi giờ số 6
  • C. Múi giờ số 12
  • D. Múi giờ số 18

Câu 19: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

  • A. Vòng cực.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Cực.
  • D. Xích đạo.

Câu 20: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

  • A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
  • B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Câu 21: Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ

  • A. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).
  • B. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).
  • C. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
  • D. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

Câu 22: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

  • A. Bảng chú giải
  • B. Các đối tượng địa lí
  • C. Mạng lưới kinh vĩ tuyến
  • D. Vị trí địa lí của lãnh thổ

Câu 23: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường chi về hướng

  • A. Bắc.           
  • B. Nam.          
  • C. Tây.         
  • D. Đông.

Câu 24: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ

  • A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.
  • B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.
  • C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.
  • D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Câu 25: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được

  • A. Khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa li.
  • B. Số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí
  • C. Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
  • D. Hướng di chuyển của đối tượng địa lí.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác