Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
- A. Phân bố theo luồng di chuyển.
- B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.
C. Phân bố theo những điểm cụ thể.
- D. Phân bố thanh từng vùng.
Câu 2: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
- A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
- C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
- D. Sự khác nhau về độ nét kí hiệu
Câu 3: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện những đối tượng nào dưới đây?
- A. Phân bố dân cư, phân bố cây trồng.
- B. Các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, hải cảng.
C. Dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hàng hóa.
- D. Các luồng di dân, điểm dân cư, các điểm công nghiệp.
Câu 4: Để thể hiện sự phân bố nhiệt độ trung bình tháng, năm trên nước ta, người ta thường dùng phương pháp biểu hiện bản đồ nào dưới đây?
- A. Phương pháp kí hiệu.
- B. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
- C. Phương pháp nền chất lượng
D. Phương pháp chấm điểm.
Câu 5: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là
- A. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..
- B. Biên giới, đường giao thông..
C. Các luồng di dân, các luồng vận tải..
- D. Các nhà máy, đường giao thông..
Câu 6: Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để
A. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
- B. Học thay sách giáo khoa.
- C. Thư giãn sau khi học bài.
- D. Học tập và ghi nhớ các địa danh.
Câu 7: Những bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến muốn xác định phương hướng dựa vào
- A. Mũi tên chỉ hướng đông
- B. Mũi tên chỉ hướng tây
- C. Mũi tên chỉ hướng nam
D. Mũi tên chỉ hướng Bắc
Câu 8: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là
- A. Các vệ tinh.
- B. Trạm điều khiển.
C. Bản đồ số.
- D. Thiết bị thu.
Câu 9: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự?
- A. Bản đồ dân cư
- B. Bản đồ khí hậu
C. Bản đồ địa hình
- D. Bản đồ nông nghiệp
Câu 10: Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào yếu tố nào ?
- A. Hướng phía trên của tờ bản đồ
- B. Dựa vào các đường kinh tuyến
- C. Mũi tên chỉ hướng Bắc ở trên bản đồ
D. Dựa vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc
Câu 11: Tầng granit gồm các loại đá nào sau đây?
- A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
- B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
- D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.
Câu 12: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm
- A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
- C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
Câu 13: Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái đất là gì?
- A. Đất và đá.
B. Khoáng vật và đá.
- C. Đất và khoáng vật.
- D. Đất và sinh vật.
Câu 14: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?
- A. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit
- B. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit
- C. Độ dày lớn hơn, có tầng granit
D. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit
Câu 15: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?
- A. Vỏ Trái Đất.
B. Lớp Manti trên.
- C. Lớp Manti dưới.
- D. Nhân Trái Đất.
Câu 16: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
- A. Ngày dài hơn đêm.
- B. Toàn ngày hoặc đêm.
C. Đêm dài hơn ngày.
- D. Ngày đêm bằng nhau.
Câu 17: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 21/3 đến 22/6
- B. Từ 21/3 đến 23/9
C. Từ 23/9 đến 21/3
- D. Từ 23/9 đến 22/12
Câu 18: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là?
- A. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0
- B. Kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6)
C. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12)
- D. Kinh tuyến 900 T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6)
Câu 19: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo
A. Biên giới quốc gia.
- B. Điểm cực đông.
- C. Vị trí của thủ đô.
- D. Kinh tuyến giữa.
Câu 20: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
- A. Chí tuyến Bắc.
B. Vòng cực.
- C. Xích đạo.
- D. Chí tuyến Nam.
Câu 21: Thạch quyển bao gồm
- A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.
- D. Lớp vỏ trái đất.
Câu 22: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ
- B. Xuất hiện các vực thẳm, hố sâu khổng lồ
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn
Câu 23: Nội lực là
- A. Lực phát sinh từ vũ trụ.
B. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- C. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
- D. Lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Câu 24: Đại dương nào sau đây không có vành đai động đất chạy qua?
- A. Thái Bình Dương.
- B. Ấn Độ Dương,
C. Bắc Băng Dương.
- D. Đại Tây Dương.
Câu 25: Khí quyển là
- A. Khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
- B. Quyển chứa toàn bộ chất khí.
C. Lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.
- D. Lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.
Câu 26: Thủy quyển là gì?
A. Toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất.
- B. Toàn bộ nước ở các con sông
- C. Toàn bộ nước ở đại dương
- D. Toàn bộ nước trong khí quyển
Câu 27: Dòng biển lạnh là gì?
- A. Khi nước biển chảy từ vùng biển nóng sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
- B. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển lạnh, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
- C. Khi nước biển chảy từ vùng biển nóng sang vùng biển lạnh, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
D. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
Câu 28: Các thành phần chính của lớp đất là
- A. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì
B. Không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ
- C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật
- D. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn
Câu 29: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
A. Rừng nhiệt đới ẩm
- B. Rừng hỗn hợp
- C. Đài nguyên
- D. Bán hoang mạc
Câu 30: Đâu không phải đặc điểm của sinh quyển
- A. Khối lượng của sinh quyền nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất
B. Khối lượng của sinh quyền lớn hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất
- C. Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng, Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thẻ tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó các năng lượng này được chuyển cho các cơ thẻ khác trong quá trình dinh dưỡng,...
- D. Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyền thành phần trên Trái Đất. Sinh quyển tác động đến sự thay đổi của các thành phần khí trong khí quyển, tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất
Bình luận