Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên lí “lọc  nước, lấy cá” là phương pháp khai thác:

  • A. Lồng bẫy.
  • B. Câu.
  • C. Lưới rê.
  • D. Lưới kéo. 

Câu 2: Phương thức sinh sản của Tôm là:

  • A. Giao vĩ và đẻ trứng.
  • B. Giao vĩ và đẻ con.
  • C. Giao phối và đẻ trứng.
  • D. Giao phối và đẻ con.

Câu 3: Cá rô phi nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus có biểu hiện đặc trưng là:

  • A. Mắt lồi đục, xuất huyết bên ngoài, nội tạng.
  • B. Mòn, xơ vây.
  • C. Trên vảy có các đồm trắng.
  • D. Mang cá xơ trắng.

Câu 4: Đâu là biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

  • A. Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thuỷ sản.
  • B. Thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
  • C. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
  • D. Công bố đường di cư tự nhiên của các loài thuỷ sản.

Câu 5: Giống thuỷ sản là

  • A. loài động vật thuỷ sản dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
  • B. loài thực vật như rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
  • C. loài động vật  thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống không bao gồm ấu trùng và mảnh cơ thể.
  • D. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.

Câu 6: Nguồn lợi thuỷ sản là:

  • A. Tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người.
  • B. Tài nguyên sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
  • C. Tài nguyên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
  • D. Tài nguyên quốc gia đem lại hiệu quả kinh tế.

Câu 7: Đâu không phải là vai trò kinh tế - xã hội

  • A. Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
  • B. Đảm bảo ổn định nguồn cung cấp sản phẩm thuỷ sản.
  • C. Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường.
  • D. Ổn định việc làm.

Câu 8: Thực khuẩn thể là gì?

  • A. Vi khuẩn nhiễm trên kí sinh trùng.
  • B. Virus nhiễm trên vi khuẩn
  • C. Virus nhiễm trên kí sinh trùng.
  • D. Kí sinh trùng nhiễm trên vi khuẩn.

Câu 9: Vì sao thời vụ ương cá giống ở miền Bắc và miền Nam lại khác nhau?

  • A. Do sự khác nhau về chất lượng nguồn nước.
  • B. Do sự khác nhau giữa điều kiện khí hậu, lượng mưa, đặc điểm sinh học từng loài.
  • C. Do sự khác nhau về thức ăn.
  • D. Do sự khác nhau về lượng oxygen hoà tan trong nước.

Câu 10: Đâu không phải là vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?

  • A. Vai trò bảo vệ các loài thuỷ sản.
  • B. Vai trò đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
  • C. Vai trò đối với kinh tế - xã hội.
  • D. Vai trò đối với tài nguyên môi trường.

Câu 11: Một trong những tác động của probiotics khi được bổ sung vào cơ thể động vật thuỷ sản để phòng bệnh là:

  • A. tạo lớp ràn chắn bên ngoài cơ thể tôm, cá để ngăn vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
  • B. cạnh tranh và ức chế vi sinh vật gây bệnh.
  • C. giảm Ph đột ngột trong ruột tôm, cá để làm chết vi sinh vật gây bệnh.
  • D. làm tăng độ muối trong ruột tôm, cá để tiêu diệt vi sinh vật gây hại. 

Câu 12: Cho các nhận định sau:

  1. Thức ăn tươi sống cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường.
  2. Chất bổ sung thường có lượng nước rất thấp (5% đến  7%).
  3. Bước đầu tiên cùng trong chế biến thức ăn công nghiệp là sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sây khô, băm nhỏ, xay, nghiền,…
  4. Bảo quản chất bổ sung: đóng gói, phân loại và dán nhãn.
  5. Thức ăn tươi sống thường có hàm lượng nước cao.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thuỷ sản nhằm 

  • A. loại bỏ các cá thể mang gene bệnh.
  • B. nâng cao chất lượng của giống thuỷ sản.
  • C. chữa bệnh cho các giống thuỷ sản nhiễm bệnh.
  • D. chọn các cá thể mang gene mong muốn.

Câu 14: Tại sao cần chuẩn bị cơ sở nuôi trước khi áp dụng VietGAP?

  • A. Để tiết kiệm chi phí
  • B. Để đảm bảo đủ diện tích
  • C. Để tạo điều kiện vệ sinh, an toàn cho quá trình nuôi trồng
  • D. Để thuận tiện cho việc quản lý

Câu 15: Kích thước lồng nuôi cá rô phi hình vuông phổ biến là bao nhiêu?

  • A. 2m x 2m x 2m
  • B. 3m x 3m x 3m
  • C. 4m x 4m x 4m
  • D. 5m x 5m x 5m

Câu 16: Một cơ sở nuôi tôm muốn mở rộng quy mô sản xuất. Họ cần xây dựng thêm một ao nuôi mới. Theo tiêu chuẩn VietGAP, yếu tố nào sau đây cần được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế ao mới?

  • A. Tính thẩm mỹ của ao nuôi.
  • B. Chi phí xây dựng ao.
  • C. Hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải.
  • D. Kích thước của ao nuôi.

Câu 17: Đâu không phải bước ương, nuôi tôm biển?

  • A. Chọn và thả giống.
  • B. Chăm sóc, quản lí.
  • C. Chuẩn bị bể.
  • D. Chọn môi trường phù hợp.

Câu 18: Khi bảo quản cá bằng phương pháp đông lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất là bao nhiêu?

  • A. 0 – 2°C
  • B. -5 – 0°C
  • C. -18°C trở xuống
  • D. -5°C trở xuống

Câu 19: Mục đích chính của việc nuôi cá rô phi trong lồng là 

  • A. Trang trí
  • B. Sản xuất thức ăn cho động vật khác
  • C. Sản xuất thực phẩm cho con người
  • D. Nghiên cứu khoa học

Câu 20: Thành phần chính của hệ thống lọc sinh học trong công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn là gì?

  • A. Bơm nước.
  • B. Giá thể nuôi vi sinh vật.
  • C. Máy sục khí.
  • D. Lưới lọc.

Câu 21: Thức ăn thuỷ sản là

  • A. sản phẩm bổ sung các chất kháng cho động vâth thuỷ sản.
  • B. sản phẩm cung cấp thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản.
  • C. sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của động vật thuỷ sản.
  • D. sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản.

Câu 22: Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn là gì?

  • A. Nuôi thủy sản trong các bể kín.
  • B. Nuôi thủy sản trong các ao hồ tự nhiên.
  • C. Hệ thống nuôi trong đó nước thải được xử lý và tái sử dụng.
  • D. Nuôi thủy sản kết hợp với trồng trọt.

Câu 23: Cách chế biến trong hình dưới đây là kiểu chế biến thức ăn thuỷ sản nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chế biến thực ăn bán thủ công.
  • B. Chế biến thức ăn thủ công.
  • C. Chế biến thức ăn công nghiệp.
  • D. Chế biến thức ăn bán công nghiệp.

Câu 24: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo kết cấu đặc biệt cho sản phẩm surimi?

  • A. Enzyme xúc tác.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Áp suất.
  • D. Thời gian xay.

Câu 25: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất hữu cơ là

  • A. khoáng đa lượng.
  • B. protein, lipid, carbonhydrate,…
  • C. nước.
  • D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác