Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ảnh hưởng của phương pháp lưới vây tới ngành thuỷ sản như thế nào?

  • A. Gây ô nhiễm hệ sinh thái biển.
  • B. Gây suy giảm nguồn lợi thuỷ sản.
  • C. Khai thác hết động vật quý hiếm dưới biển.
  • D. Tàn phá hệ san hô biển.

Câu 2: Được tiêm vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus, cá rô phi có thể:

  • A. Kháng được các bệnh do tác nhân là vi khuẩn.
  • B. Chỉ kháng được bệnh do vi khuẩn Streptococcus.
  • C. Kháng được các bệnh do tác nhân là vi khuẩn, virus.
  • D. Kháng được tất cả các loai tác nhân gây bệnh.

Câu 3: Tôm sinh sản với điều kiện gì?

  • A. Tôm chỉ sinh sản khi có thời tiết thích hợp.
  • B. Tôm chỉ sinh sản khi vào mùa.
  • C. Tôm chỉ sinh sản khi có môi trường thích hợp.
  • D. Tôm chỉ sinh sản khi vào độ tuổi sinh sản.

Câu 4: Ý nào sau đây nói không đúng về thức ăn hỗn hợp?

  • A. Là loại thức ăn được phối hợp từ nhiều loại thành phần nguyên liệu khác nhau theo một công thức nhất định.
  • B. Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao có thành phần dinh dưỡng cân đối được gọi là thức ăn công nghiệp.
  • C. Là những thức ăn tự chế biến từ một số nguyên liệu sẵn có nhưng thành phần dinh dưỡng chưa cân đối.
  • D. Là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản.

Câu 5: Rùa biển nước ta được bảo tồn chủ yếu ở địa phương nào?

  • A. Vường quốc gia Côn Đảo.
  • B. Vườn quốc gia Cát Bà.
  • C. Vườn quốc gia Cát Tiên.
  • D. Vườn quốc gia Tràm Chim. 

Câu 6: Ý nào dưới đây nói không đúng về bảo quản thức ăn hỗn hợp thủy sản?

  • A. Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường dưới 20 oC.
  • B. Thức ăn phải được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • C. Các bao thức ăn phải được chồng lên nhau trên kệ (không quá 10 bao) để tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm.
  • D. Tốt nhất nên sử dụng trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi sản xuất, không nên bảo quản quá 3 tháng.

Câu 7: Chất kích thích sinh sản là

  • A. những hormone thường được sử dụng trong sinh sản nhân tạo của cá.
  • B. những chất dinh dưỡng cho cá vào mùa sinh sản.
  • C. những hormone kéo dài thời gian thành thục của trứng hoặc tinh trùng.
  • D. những hormone có nguồn gốc từ thực vật hoặc các chất tổng hợp.

Câu 8: Có những nhận định sau về sử dụng KIT chẩn đoán nhanh bệnh thuỷ sản:

(1) Kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng.

(2) Quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao.

(3) Tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi.

(4) Tất cả các bệnh thuỷ sản đã phát triển được KIT chuẩn đoán nhanh.

Các nhận địng đúng là:

  • A. (1), (3), (4)
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (2), (3), (4)
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 9: Ý nào sau đây không phải của ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản?

  • A. Các chất phụ gia này có thể là các enzyme tiết ra từ vi khuẩn có khả năng hoạt động bề mặt làm giảm hoặc loại bỏ tính của các độc tố nấm mốc.
  • B. Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme giúp thủy phân các phụ phẩm khó tiêu hóa thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
  • C. Các chủng nấm đối kháng ức chế nấm phát triển.
  • D. Nhiều chất phụ gia được bổ sung vào thức ăn thủy sản có tác dụng làm giảm quá trình oxy hóa, ức chế sự phát triển của các nấm mốc, vi khuẩn gây hại.

Câu 10: Mô tả về ưu điểm của một phương pháp chuẩn đoán bệnh thuỷ sản như sau: “kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng, quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao, tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu”.

  • A. Mô bệnh học.
  • B. Kĩ thuật PCR.
  • C. Công nghệ gene.
  • D. KIT chẩn đoán. 

Câu 11: Thức ăn bổ sung cho thủy sản là gì?

  • A. Là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản.
  • B. Là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.
  • C. Là các loại thực ăn, các sinh vật phù du trộn lẫn vào nhau để tạo nên nhiều dưỡng chất cho thủy sản.
  • D. Là thành phần có nguồn gốc từ thực vật mang các dưỡng chất bổ sung như vitamin.

Câu 12: Khi ương nuôi tôm, trong giai đoạn Nauplius không cần cho ăn vì

  • A. tôm trong giai đoạn này không cần chất dinh dưỡng.
  • B. tôm trong giai đoạn này không cần hoặc cần rất ít chất dinh dưỡng.
  • C. tôm đang được nuôi dưỡng bởi bọc noãn hoàng có sẵn.
  • D. tôm có thức ăn la sinh vật phù du có sẵn trong nước.

Câu 13: Một công ty chế biến thủy sản muốn sản xuất cá viên chiên có độ dai và kết cấu đồng đều. Theo bạn, họ nên áp dụng công nghệ nào trong quá trình sản xuất surimi để đạt được mục tiêu này? 

  • A. Tăng cường thời gian xay nhuyễn nguyên liệu.
  • B. Sử dụng enzyme tạo gel có độ bền cao.
  • C. Giảm nhiệt độ trong quá trình định hình sản phẩm.
  • D. Tăng cường quá trình rửa nguyên liệu.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng của cá rô phi?

  • A. Ánh sáng
  • B. Thức ăn
  • C. Không khí
  • D. Nước

Câu 15: Vì sao trước khi thu hoạch cần ngừng cho cá ăn 1 đến 2 ngày?

  • A. Để cá tiêu hoá nốt phần thức ăn còn thừa trong bụng.
  • B. Để con người có thể chế biến nguyên con mà không cần làm sạch ruột cá.
  • C. Để giảm nguy cơ rách ruột trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.
  • D. Để cá nhẹ hơn, dễ vận chuyển hơn.

Câu 16: Ưu điểm lớn nhất của công nghệ BFT là gì?

  • A. Cải thiện chất lượng nước.
  • B. Tăng chi phí sản xuất.
  • C. Giảm năng suất.
  • D. Tăng nguy cơ dịch bệnh.

Câu 17: Hầu hết các phương thức sinh sản của các loài cá đẻ trứng là

  • A. thụ tinh trong cơ thể.
  • B. thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
  • C. thụ tinh ngoài trong môi trường không khí.
  • D. thụ tinh ngoài trong môi trường ẩm thấp.

Câu 18: Để phòng bệnh lồi mặt, xuất huyết trên cá rô phi cần:

  • A. Bổ sung các chất tăng sức đề kháng như betaglucan, vitamin C, hạ nhiệt độ hệ thống nuôi.
  • B. Sử dụng tổng hợp các biện pháp dể phòng bệnh như chọn con giống rõ ràng, chất lượng tốt.
  • C. Đặt lồng nuôi ở vùng có điểu kiện tốt nuôi với mất độ vừa phải để giảm stress cho cá.
  • D. Sử dụng con giống kiểm định chặt chẽ để đảm bảo con giống không mang mầm bệnh.

Câu 19: Một nhà máy chế biến thủy sản muốn sản xuất cá ngừ đóng hộp. Theo bạn, họ nên chọn phương pháp chế biến nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm?

  • A. Hấp cách thủy.
  • B. Xào.
  • C. Đút lò.
  • D. Hấp tiệt trùng.

Câu 20: Thuỷ sản nhiệm bệnh có tỷ lệ chết lên đến:

  • A. 60%.
  • B. 70%.
  • C. 80%.
  • D. 90%

Câu 21: Việt Nam đã sản xuất thành công giống của một số loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm nào?

  • A. Hải sâm trắng, cá lăng chấm, cá anh vũ,…
  • B. Cá voi, cá basa, cá hồi,…
  • C. Cá ngựa, cá hô, cá voi,…
  • D. Cá hồi, cá voi, san hô,…

Câu 22: Thời điểm nào trong năm là thích hợp nhất để thả giống cá rô phi?

  • A. Tháng 1-2
  • B. Tháng 4-6
  • C. Tháng 8-10
  • D. Tháng 12-1

Câu 23: Sơ đồ chỉ dẫn khu nuôi thủy sản có vai trò gì?

  • A. Giúp người lạ dễ dàng tìm đường.
  • B. Hỗ trợ quản lý và kiểm soát các khu vực trong cơ sở nuôi.
  • C. Làm tăng tính thẩm mỹ cho cơ sở nuôi.
  • D. Cả A và C.

Câu 24: Tại sao cần phải quan trắc và cảnh báo môi trường trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn?

  • A. Để tăng năng suất.
  • B. Để tăng tính thẩm mỹ cho hệ thống.
  • C. Để giảm chi phí vận hành.
  • D. Để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề xảy ra.

Câu 25: Một cơ sở nuôi tôm muốn sử dụng phân bón hữu cơ để cải thiện chất lượng nước. Theo em, cần lưu ý điều gì khi sử dụng loại phân bón này?

  • A. Sử dụng càng nhiều phân bón càng tốt.
  • B. Sử dụng bất kỳ loại phân bón hữu cơ nào.
  • C. Không cần phân tích chất lượng phân bón trước khi sử dụng.
  • D. Chọn loại phân bón hữu cơ đã được xử lý kỹ, không chứa mầm bệnh.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác