Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cá chép thành thục sinh dục vào khoảng:

  • A. 4 - 6 tháng tuổi.
  • B. 12 - 18 tháng tuổi.
  • C. 24 tháng tuổi.
  • D. 36 tháng tuổi.

Câu 2: Trong tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng khai thác chiếm:

  • A. 10%.
  • B. 20%.
  • C. 30%.
  • D. 40%.

Câu 3: Cá rô phi thường mắc bệnh:

  • A. Bệnh gan thận mủ.
  • B. Bệnh lồi mắt, xuất huyết.
  • C. Bệnh hoại tử thần kinh.
  • D. Bệnh đốm trắng.

Câu 4: Mật độ thả giống nghêu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

  • A. Kích thước bãi nuôi
  • B. Chất lượng nước
  • C. Kích thước giống nghêu
  • D. Độ cao so với mực nước biển

Câu 5: Cho các bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng sau

  1. Bổ sung chất kháng sinh.
  2. Pha loãng tinh trùng với chất bảo quản.
  3. Bảo quản trong tử lạnh nhiệt độ từ 0 đến 4oC..
  4. Thu tinh trùng.

Thứ tự các bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (4), (3), (2), (1).
  • C. (3), (2), (4), (1).
  • D. (4), (2), (1), (3).

Câu 6: Bước cuối cùng trong chế biến thức ăn công nghiệp là gì?

  • A. Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sây khô, băm nhỏ, xay, nghiền,…
  • B. Phối trộn nguyênn liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia thích hợp.
  • C. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.
  • D. Sấy khô, đóng gói và bảo quản.

Câu 7: Bảo quản lạnh là phương pháp:

  • A. Tăng nhiệt độ để ức chế vi sinh vật.
  • B. Hạ nhiệt độ để ức chế vi sinh vật.
  • C. Sử dụng hóa chất để bảo quản.
  • D. Phơi khô sản phẩm.

Câu 8: Thời điểm thu hoạch nghêu thích hợp là:

  • A. Khi nghêu đạt kích thước 5cm
  • B. Sau khoảng 18-20 tháng nuôi
  • C. Khi nghêu bắt đầu sinh sản
  • D. Khi nhiệt độ nước giảm

Câu 9: Nếu hệ thống BFT bị thiếu oxy, điều gì sẽ xảy ra?

  • A. Vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển mạnh.
  • B. Hạt floc sẽ phát triển quá nhanh.
  • C. Tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn.
  • D. Chất lượng nước sẽ cải thiện.

Câu 10: Trong thức ăn thuỷ sản, thức ăn hỗn hợp thường có dạng là

  • A. viên ngắn và viên dài.
  • B. viên tròn, viên dẹt.
  • C. viên to và viên nhỏ.
  • D. viên nổi và viên chìm.

Câu 11: Công nghệ PU được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực nào của chế biến thủy sản?

  • A. Sơ chế nguyên liệu.
  • B. Bảo quản.
  • C. Đóng gói.
  • D. Vận chuyển.

Câu 12: Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trên vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con.  Điều này chứng tỏ

  • A. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
  • B. trong điều kiện nuôi khác nhau, các giống cá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
  • C. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống cá như nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
  • D. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

Câu 13: Cho các nhận định sau:

  1. Trong thức ăn chăn nuôi, các chất vô cơ là khoáng đa lượng.
  2. Thức ăn thuỷ sản được chia thành 3 nhóm.
  3. Thức ăn hỗn hợp có vai trò là chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
  4. Chất kích thích tăng trưởng không phải thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thuỷ sản.
  5. Trong thức ăn chăn nuôi, các chất hữu cơ là protein, lipid, carbonhydrate,…

Số nhận định đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 14: Để bảo vệ nguồn lợi hải sản chúng ta cần:

  • A. Gây ra ô nhiễm môi trường biển.
  • B. Có những giải pháp đồng bộ quyết liệt từ nhà nước, cộng đồng và người dân.
  • C. Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi hải sản.
  • D. Ứng dụng công nghệ hiện đại.

Câu 15: Vấn đề bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là vấn đề của:

  • A. Ngư dân.
  • B. Các tỉnh giáp biển.
  • C. Của nhà nước.
  • D. Của toàn thể nhân dân.

Câu 16: Tuổi thành thục sinh dục là

  • A. tuổi lớn nhất trong đời cá có sản phẩm sinh dục thành thục.
  • B. khoảng thời gian cá có sản phẩm sinh dục thành thục.
  • C. khoảng 12 - 18 tháng tuổi.
  • D. tuổi nhỏ nhất trong đời cá có sản phẩm sinh dục thành thục.

Câu 17: Đâu không phải là các bước sản xuất chế phẩm vi sinh:

  • A. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật.
  • B. Nuôi cấy, nhân sinh khối vi sinh vật.
  • C. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.
  • D. Đóng gói, bảo quản chế phẩm vi sinh.

Câu 18: Giai đoạn nào sau đây không thuộc quy trình VietGAP?

  • A. Chuẩn bị cơ sở nuôi
  • B. Lựa chọn và thả giống
  • C. Thu hoạch và xử lý sản phẩm
  • D. Nghiên cứu thị trường

Câu 19: Biện pháp nào sau đây là không phù hợp để phòng bệnh VNN trên cá biển?

  • A. Sử dụng con giống đã được kiểm dịch đầy đủ, không mang mầm bệnh VNN.
  • B. Thường xuyên bổ sung chế phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá.
  • C. Sử dụng vaccine phòng bệnh.
  • D. Thả cá có kích cỡ nhỏ để giảm chi phí con giống.

Câu 20: Ở Việt Nam, mùa sinh sản chủ yếu của cá là

  • A. cuối xuân đầu hè ở miền Bắc và đầu mùa khô ở miền Nam.
  • B. cuối đông đầu xuân ở miền Bắc và đầu mua khô ở miền Nam.
  • C. cuồi hè đầu thu ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam.
  • D. cuối xuân đầu hè ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng về bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm nuôi nước lợ, nước mặn?

  • A. Tôm nhiễm bệnh đột ngột giảm ăn, hoạt động kém.
  • B. Tôm bệnh bơi lờ đờ ở mặt nước hoặt dạt vào bờ ao.
  • C. Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2mm
  • D. Tỉ lệ chết dưới 10%  tối đa khoảng 30%.

Câu 22: VietGAP là viết tắt của cụm từ nào sau đây?

  • A. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • B. Viện Khoa học Ứng dụng Việt Nam
  • C. Viet Nam Good Agricultural Practices
  • D. Viện Khoa học Thủy sản Việt Nam

Câu 23: KIT chuẩn đoán dựa trên nguyên lí:

  • A. Sắc kí miễn dịch, phát hiện tác nhân gây bệnh một cách gián tiếp.
  • B. Tách chiết DNA tổng số.
  • C. Nuôi cấy, nhân sinh khối vi sinh vật.
  • D. Phản ứng PCR đặc hiệu.

Câu 24: Thức ăn trong hình dưới đây thuộc nhóm thức ăn nào cho thuỷ sản?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Thức ăn hỗn hợp.
  • B. Thức ăn tươi sống.
  • C. Chất bổ sung.
  • D.  Nguyên liệu.

Câu 25: Một hộ gia đình muốn nuôi cá cảnh bằng hệ thống lọc tuần hoàn tại nhà. Họ có một bể cá cảnh với dung tích 100 lít. Theo bạn, họ nên chọn loại máy lọc nào phù hợp nhất và tại sao?

  • A. Máy lọc thác: Tạo dòng chảy mạnh, làm tăng lượng oxy hòa tan.
  • B. Máy lọc thùng: Dễ dàng vệ sinh, phù hợp với bể cá nhỏ.
  • C. Máy lọc tràn: Hiệu quả lọc cao, thích hợp cho bể cá lớn.
  • D. Máy lọc vi sinh: Loại bỏ các chất độc hại, giúp nước trong sạch.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác