Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối bài 33 Cảm ứng ở sinh vật (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 33 Cảm ứng ở sinh vật - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  • A. từ môi trường.
  • B. từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. từ môi trường trong cơ thể.
  • D. từ các sinh vật khác.

Câu 2: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  • A. Các nhận biết.
  • B. Các kích thích.
  • C. Các cảm ứng.
  • D. Các phản ứng.

Câu 3: Đâu không phải tập tính ở động vật

  • A. Bảo vệ lãnh thổ
  • B. Săn mồi
  • C. Di cư
  • D. Tiếng kêu

Câu 4: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

  • A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
  • B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
  • C. lợn con mới sinh ra
  • D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Câu 5: Thói quen nào sau đây là thói quen tốt

  • A. Ngủ dậy muộn
  • B. Chạy bộ buổi sáng
  • C. Vừa ăn cơm vừa xem ti vi
  • D. Hút thuốc lá

Câu 6:Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt

  • A. Đọc sách
  • B. Ăn uống đúng giờ
  • C. Thức khuya
  • D. Làm việc có kế hoạch

Câu 7: Đâu không phải tập tính bẩm sinh

  • A. Tranh giành con cái ở sư tử.
  • B. Thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù
  • C. Gấu Bắc cực ngủ đông
  • D. Nhận biết chủ nhà của chó

Câu 8: Đâu không phải tập tính học được

  • A. Ăn uống theo giờ của thú nuôi
  • B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ
  • C. Tập thể dụng buổi sáng
  • D. Một số loài chim di cư khi đến mùa đông

Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng của thực vật?

  • A. Lá bàng rụng vào mùa hè
  • B. Hoa hướng dương hướng về mặt trời
  • C. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh
  • D. Câu nắp ấm bắt mồi

Câu 10: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • B. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  • C. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • D. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

Câu 11: Tập tính động vật là

  • A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
  • B. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh của động vật

  • A. Nhện giăng tơ
  • B. Khỉ con tập đi xe đạp
  • C. Trẻ con học cách cầm đũa
  • D. Vẹt tập nói tiếng người

Câu 13: Đâu không phải tập tính của động vật

  • A. vẹt tập nói tiếng người
  • B. người bị giảm cân sau ốm
  • C. Khỉ con tập đi xe đạp
  • D. Trẻ nhỏ học cách cầm đũa

Câu 14: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?

  • A. Các phản ứng
  • B. Các cảm ứng
  • C. Các kích thích
  • D. Các nhận biết

Câu 15: Đâu là tác nhân kích thích của hiện tượng tua cuốn của cây cuốn vào giá thể

  • A. Thân cây yếu
  • B. Do ánh sáng không đều
  • C. Do cây thiếu dinh dưỡng
  • D. Do giá thể (cọc, giàn)

Câu 16: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng

  • A. Rễ cây hướng đến nguồn nước
  • B. Run rẩy/toát mồ hôi
  • C. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
  • D. Cây bám vào giá thể

Câu 17: Hiện tượng cảm ứng “Rễ cây mọc dài về phía có nước” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 18: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 19: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 20: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác