Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tập 1 Ôn tập bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức Ôn tập bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điều gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong ký ức của Kiên?

  • A. Trận tử chiến Truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh.
  • B. Cái chết đau đớn của những người đồng đội anh.
  • C. Xung kích của hàng trăm trái đạn pháo dội cấp tập xuống đơn vị của anh.
  • D. Cuộc chia ly đẫm nước mắt cùng mối tình đầu của mình.

Câu 2: Tên tiểu đoàn mà Kiên từng đóng quân?

  • A. 17
  • B. 27
  • C. 37
  • D. 47

Câu 3: Kiên đã tìm ra được cuộc đời mới của mình là:

  • A. Là cuộc đời của những năm tháng tuổi thơ
  • B. Là cuộc đời đã qua là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi buồn đau chiến tranh
  • C. Là cuộc sống trong tâm tưởng, suy nghĩ tự Kiên xây nên
  • D. Là cuộc sống mà Kiên hằng mơ ước khi còn trẻ

Câu 4: Dưới tác động của kí ức, kết cấu cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết phát triển theo hướng nào?

  • A. Tác phẩm giống như một thước phim quay chậm tất cả sự việc hiện lên theo thứ tự trước sau.
  • B. Tiểu thuyết của Kiên dầy lên và dần đến đoạn kết và ngày càng hoàn chỉnh.
  • C. Tiểu thuyết của Kiên dầy lên và dần đến đoạn kết, song đồng thời cũng mỗi ngày thêm dang dở.
  • D. Tiểu thuyết lộn xộn, không thể hình dung được.

Câu 5: Thái độ của người đời đối với việc Kiên biến mất?

  • A. Sốt sắng đi tìm kiếm
  • B. Lo lắng và sốt ruột 
  • C. Thờ ơ
  • D. Qua lại thăm hỏi liên tiếp

Câu 6: Người kể chuyện đã gặp khó khăn gì khi đọc những trang bản thảo do Kiên để lại?

  • A. Có  những trang đã bị mối xông, mờ nhoẹt.
  • B. Có những trang đã bị đốt.
  • C. Có những trang đã bị tác giả loại nhưng vẫn lẫn trong bản thảo.
  • D. Bản thảo viết không theo một trình tự nào hết, mạch chuyện không ngừng bị đứt gãy.

Câu 7: Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm gì chung?

  • A. Ý tưởng, hoàn cảnh
  • B. Cảm giác, ước mơ
  • C. Hoàn cảnh, số phận
  • D. Nỗi buồn chiến tranh

Câu 8: Theo người kể chuyện điều tác gia thực sự của tác phẩm này muốn nói là gì?

  • A. Cuộc đời dù đã bước qua chiến tranh bước qua những ngày tháng chém giết bạo lực nhưng cũng không sung sướng gì. Song vẫn là còn một cuộc đời đẹp đẽ nhất để hi vọng đó là đời sống hòa bình.
  • B. Chúng ta sống không được quên đi quá khứ và luôn nhìn về nó để bước tiếp.
  • C. Chúng ta cần sống một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc vì máu xương của biết bao nhiều đồng đội đã đổ xuống.
  • D. Chúng ta phải sống không ngừng nghĩ về quá khứ về những đau thương đã qua. Nhắc lòng rằng đau thương chính là liều thuốc xoa dịu trái tim.

Câu 9: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.

  • A. Rồi cơm rượu, bò lợn
  • B. Quan phủ, quan tỉnh 
  • C. Bước đường công danh
  • D. Ghế nghị viện.

Câu 10: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

  • A. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm.
  • B. Thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà.
  • C. Thể hiện sự bí hiểm của dòng sông này.
  • D. Thể hiện sự hiểm trở mà hùng vĩ của dòng sông này.

Câu 11: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

  • A. Thể hiện sự kính trọng đối với một vĩ nhân.
  • B. Thể hiện sự khinh miệt với 1 kẻ sĩ diện hão.
  • C. Tạo ra sự đối nghịch trong con người. Tô đậm bản chất sĩ trọng diện hão huyền của nhân vật.
  • D. Thể hiện sự đồng cảm cũng như kính nghiệp của nhân vật.

Câu 12: Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu sau: Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...)

  • A. Cho người đọc thấy được rằng ông quan này vơ vét của cải, lấy cả những đồng hào lẻ của nên nên mất công đi cấy râu cho đến khi nó mọc lông tơ thì cái râu đó không rõ nữa.
  • B. Phê phán bọn cường hào ác bá ngày xưa, cái tính tham lam vơ vét táng tận lương tâm của chúng xuất phát từ bên trong nên có nhân tạo bề ngoài như thế nào cũng không hề che giấu được.
  • C. Thể hiện dáng vẻ bề ngoài uy nghiêm của vị quan.
  • D. Vừa phê phán sự tham lam của tên quan khi vơ vét những đồng bạc lẻ của dân để cấy râu đồng thời  phê phán bản chất ác ôn của bọn cường hào ác bá ngày xưa

Câu 13: Tên ông bầu của Xuân tóc đỏ?

  • A. Typn
  • B. Văn Minh
  • C. Cụ Hồng
  • D. Hải

Câu 14: Cách xưng hô của nhân vật Xuân Tóc Đỏ với công chúng có gì đáng chú ý?

  • A. Xưng hô là ta gọi quần chúng nhân dân chúng là mi.
  • B. Xưng hô một cách trang trọng thể hiện sự nhún nhường.
  • C. Xưng hô thể hiện sự tôn trọng.
  • D. Xưng hô thể hiện sự bề trên của mình.

Câu 15: Cách xưng hô gọi mi xưng ta của Xuân Tóc Đỏ thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện thái độ trịch thượng coi mình như đấng cứu thế của Xuân và sự khinh thường quần chúng.
  • B. Thể hiện sự ngu muội của kẻ sĩ vô học.
  • C. Thể hiện sự cao thượng của một kẻ vừa cứu quốc.
  • D. Thể hiện sự xuẩn ngốc của Xuân Tóc Đỏ, càng làm vở kịch trở nên lố bịch.

Câu 16:  Theo em tình huống nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự kịch tính và bước ngoặt cho toàn bộ sự kiện trong đoạn trích?

  • A. Khi Xuân Tóc Đỏ đứng lên hùng biện trước mặt công chúng.
  • B. Khi Văn Minh được vị thượng quan của Chính Phủ mời ra nói chuyện.
  • C. Khi Xuân Tóc Đỏ để thua quán quân quần vợt Xiêm La.
  • D. Khi Xuân Tóc Đỏ lên xe hênh hoang ra về.

Câu 17: Sau khi bài “phát biểu” của Xuân Tóc Đỏ thái độ của công chúng ra sao?

  • A. Bùi ngùi cảm động.
  • B. Căm ghét oán hận.
  • C. Khinh bỉ và muốn đánh hắn.
  • D. Trân trọng và hết sức ngợi ca.

Câu 18: Hãy tìm nhan đề có sự xuất hiện của nghịch ngữ?

  • A. Hạnh phúc của một tang gia
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Một bữa no.
  • D. Những trò lố hay là Ve-ren và Phan Bội Châu

Câu 19: Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

  • A. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • B. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ : chết một cách bình tĩnh.
  • C. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
  • D. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 20: Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa trong câu sau là gì: 

Hẩu lố, mét xì thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.

  • A. Yếu tố nhại.
  • B. Có sự xuất hiện của những từ, cụm từ vốn thể hiện đánh giá tiêu cực về đối tượng.
  • C. Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
  • D. Nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng hành động, sự việc đang được nói đến.

Câu 21: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong Nỗi buồn chiến tranh?

  • A. Đồng hiện 
  • B. Dòng ý thức
  • C. Phúng dụ, huyền thoại
  • D. Tượng trưng

Câu 22: Theo người kể chuyện thì nhân vật Kiên đã sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo là gì?

  • A. Là sự rối bời
  • B. Là sự lo lắng
  • C. Là sự đau đớn
  • D. Là sự đấu tranh nội tâm

Câu 23: Những từ ngữ nào nói đúng nhất trạng thái tâm lý thường trực của nhân vật Kiên?

  • A. Hồn xiêu phách lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn.
  • B. Lâng lâng, rạo rực
  • C. Cảm giác hân hoan, sôi trào trong lồng ngực
  • D. Đau đớn, khắc khoải khi nghĩ về quá khứ

Câu 24: Nhà quán quân quần vợt Xiêm La tên là gì?

  • A. Luang Brabahol
  • B. Typn
  • C. Chulalong Korn
  • D. Phra Nangklao Chaoyunhua

Câu 25: Bảo Ninh hoàn thành Nỗi buồn chiến tranh vào năm?

  • A. 1985
  • B. 1986
  • C. 1987
  • D. 1988

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác