Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 1 Văn bản 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bài 1 Văn bản 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong đoạn miêu tả chân dung các nhân vật “Trên khán đài....Hải và Thụ ở sân” người viết đã dùng giọng điệu như thế nào?

  • A. Mỉa mai trào phúng
  • B. Trân trọng, ngợi ca
  • C. Tôn kính và lễ phép
  • D. Khinh rẻ, bất chấp

Câu 2: Nhà quán quân quần vợt Xiêm La tên là gì?

  • A. Luang Brabahol
  • B. Typn
  • C. Chulalong Korn
  • D. Phra Nangklao Chaoyunhua

Câu 3: Dòng nào đúng nhất về năm sinh và năm mất của Vũ Trọng Phụng?

  • A. 1912 - 1939
  • B. 1912 - 1938
  • C. 1912 - 1940
  • D. 1910 - 1939

Câu 4: Đoạn trích “Xuân tóc đỏ cứu quốc” nằm ở chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ?

  • A. Chương XVII
  • B. Chương XVIII
  • C. Chương XIX
  • D. Chương XX

Câu 5: Tỉ số séc đầu của Xuân là bao nhiêu?

  • A. 5-1
  • B. 6-1
  • C. 7-1
  • D. 8-1

Câu 6: Kết quả séc thứ 2 là bao nhiêu?

  • A. 7-5
  • B. 7-9
  • C. 5-7
  • D. 9-7

Câu 7: Tên ông bầu của Xuân tóc đỏ?

  • A. Typn
  • B. Văn Minh
  • C. Cụ Hồng
  • D. Hải

Câu 8: Ông Văn Minh tỏ ra vui sướng vì sao?

  • A. Vì người của ông đã chiến thắng quán quân của Xiêm La.
  • B. Vì ông được ban trị sự của Tổng cục ra nói chuyện riêng.
  • C. Vì người của ông được đại diện cho Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc.
  • D. Vì ông sắp được lĩnh được số tiền thưởng to.

Câu 9: Cách xưng hô của nhân vật Xuân Tóc Đỏ với công chúng có gì đáng chú ý?

  • A. Xưng hô là ta gọi quần chúng nhân dân chúng là mi.
  • B. Xưng hô một cách trang trọng thể hiện sự nhún nhường.
  • C. Xưng hô thể hiện sự tôn trọng.
  • D. Xưng hô thể hiện sự bề trên của mình.

Câu 10: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nhà văn Vũ Trọng Phụng:

  • A. Ông quê ở tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội. 
  • B. Ông sinh ra ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở quê mẹ Hưng Yên.
  • C. Ông quê người Hưng Yên nhưng lại sống ở quê vợ Nghệ An.
  • D. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

Câu 11: Tác phẩm nào sau đây không phải là của Vũ Trọng Phụng?

  • A. Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm Thầy cơm cô
  • B. Giông tố, Số đỏ.
  • C. Vỡ đê, lấy nhau vì tình yêu, Trúng số độc đắc.
  • D. Chí Phèo, Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ.

Câu 12: Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bao gồm những thể loại nào?

  • A. Kịch, phóng sự, truyện ngắn, thơ.
  • B. Bài báo, kịch, tiểu thuyết, thơ.
  • C. Bài báo, kịch, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết.
  • D. Kịch, tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, vè,..

Câu 13: Cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của Vũ Trọng Phụng?

  • A. Vạch trần sự thật.
  • B. Đồng cảm với số phận con người.
  • C. Tình yêu quê hương.
  • D. Tình yêu thiên nhiên.

Câu 14: Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt độc giả lần đầu tiên trên tờ báo nào?

  • A. Nhân dân báo
  • B. Hà Nội báo
  • C. An Nam báo
  • D. Nam Kỳ báo

Câu 15: Tiểu thuyết Số đỏ bao gồm có bao nhiêu chương?

  • A. 19
  • B. 20
  • C. 21
  • D. 22

Câu 16: Nhân vật chính trong tác phẩm Số đỏ là ai?

  • A. Văn Minh
  • B. Typn
  • C. Bà Phó Đoan
  • D. Xuân tóc đỏ

Câu 17: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt được nhà văn  lựa chọn trong đoạn trích?

  • A. Ngôi kể thứ nhất, phương thức biểu cảm
  • B. Ngôi kể thứ ba, phương thức tự sự
  • C. Ngôi kể thứ nhất, phương thức tự sự
  • D. Ngôi kể thứ ba, phương thức nghị luận

Câu 18: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:

  • A. Nói mỉa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nói giảm nói tránh

Câu 19: Cách xưng hô gọi mi xưng ta của Xuân Tóc Đỏ thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện thái độ trịch thượng coi mình như đấng cứu thế của Xuân và sự khinh thường quần chúng.
  • B. Thể hiện sự ngu muội của kẻ sĩ vô học.
  • C. Thể hiện sự cao thượng của một kẻ vừa cứu quốc.
  • D. Thể hiện sự xuẩn ngốc của Xuân Tóc Đỏ, càng làm vở kịch trở nên lố bịch.

Câu 20:  Theo em tình huống nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự kịch tính và bước ngoặt cho toàn bộ sự kiện trong đoạn trích?

  • A. Khi Xuân Tóc Đỏ đứng lên hùng biện trước mặt công chúng.
  • B. Khi Văn Minh được vị thượng quan của Chính Phủ mời ra nói chuyện.
  • C. Khi Xuân Tóc Đỏ để thua quán quân quần vợt Xiêm La.
  • D. Khi Xuân Tóc Đỏ lên xe hênh hoang ra về.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác