Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài: Ôn tập cuối học kì II (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài Ôn tập cuối học kì II (P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề tác phẩm “Chiều sương”?

  • A. Gợi sự liên tưởng đến khung cảnh lãng mạn, nên thơ trên núi vào buổi chiều 
  • B. Khắc họa chân dung người mẹ lúc tuổi xế chiều với mái tóc bạc trắng như sương
  • C. Cho thấy thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
  • D. Khắc họa bức tranh thiên nhiên buổi chiều đẫm sương tuyệt đẹp qua nét vẽ của người họa sĩ thiên tài

Câu 2: Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?

  • A. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua cách ông buồn bã khi nhìn con khỉ đực nằm dài trên cỏ và sự xúc động khi chứng kiến phản ứng của bầy khỉ
  • B. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua cách ông vui vẻ, hào hứng khi đi săn bắt bầy khỉ
  • C. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết bầy khỉ bị ông Diểu bắt bầy khỉ
  • D. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu cảm thấy hối hận về việc làm của mình đối với bầy khỉ

Câu 3: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì ?

Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.

(Nguyễn Tuân)

  • A. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.
  • B. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.
  • C. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.
  • D. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.

Câu 4:

 "Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

  • A. Là hai câu khai đề nói về qui luật tàn phá của thời gian để từ đó triết lí về thân phận con người.
  • B. Là hai câu khai đề tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà cảm xúc trỗi dậy.
  • C. Là hai câu khai đề nêu lên cảm thức của tác giả về những đổi thay của cuộc đời, để từ đó bày tỏ niềm xót xa trước sự lụi tàn của cái đẹp.
  • D. Là hai câu khai đề miêu tả quang cảnh hoang phế của Tây Hồ.

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong đoạn văn sau:

“Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới”. (Nguyễn Sĩ Dũng)

  • A. Nhấn mạnh sự “hòa nhập chứ không hòa tan” của con người khi bước vào giai đoạn hội nhập
  • B. Nhấn mạnh sự hào tan mạnh mẽ của văn hóa nước ta khi hội nhập với văn hóa thế giới
  • C. Nhấn mạnh sự bất biến, vĩnh hằng của văn hóa nước ta
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Nên hiểu sao cho đúng về tâm tư, tình cảm của Kiều khi thốt lên: “Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị”?

  • A. Kiều nghĩ rằng khi chết đi nàng sẽ hóa thân vào gió mây, cây cỏ.
  • B. Kiều đang có ý định quyên sinh (tự vẫn).
  • C. Kiều đang mong rằng nàng sẽ sớm được trở về với người thân.
  • D. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ trở về trong gió chờ giải oan tình.

Câu 7: Trong câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...”

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • C. Liệt kê
  • D. So sánh

Câu 8: Bài thơ “Thời gian” của Văn Cao mang ý nghĩa gì?

  • A. Ý thức trân trọng hiện tại, trân trọng kí ức
  • B. Sự trường tồn bất diệt của cái đẹp, của tình yêu
  • C. Là lời tâm sự của một người đã trải qua bao thăng trầm cuộc sống
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Xác định cấu trúc của cặp câu:

"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

  • A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  • B. Danh từ + định tố
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  • D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ

Câu 10: Nội dung chính của văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu” là gì?

  • A. Nói về hành trình khám phá những nền văn hóa mới của Tuấn và Quỳnh
  • B. Nói về hành trình khám phá những vùng đất mới của Tuấn
  • C. Thể hiện niềm kính trọng của tác giả nói riêng và của toàn dân tộc nói riêng đối với Phan Bội Châu – một nhà yêu nước lỗi lạc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Chi tiết nào dưới đây cho thấy sự thay đổi nhận thức của tác giả so với quá khứ trong văn bản “Tôi đã học tập như thế nào”?

  • A. “không chỉ say mê tình tiết của sách…. mà tôi còn bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách của các nhân vật”
  • B. “Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”
  • C. “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở trong toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến”.

  • A. Lỗi thiếu thành phần vị ngữ
  • B. Lỗi sai trật tự sắp xếp các thành phần
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13:

 "Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

  • A. Là hai câu kết tổng kết lại toàn bộ bài thơ.
  • B. Là hai câu kết có ý nghĩa khái quát về thân phận của tác giả cũng như của nghệ sĩ nói chung.
  • C. Là hai câu kết, Nguyễn Du khóc than cho số phận của mình.
  • D. Là hai câu kết bày tỏ niềm khắc khoải, day dứt của Nguyễn Du không biết hậu thế có ai tiếc thương cho ông, như ông tiếc thương cho Tiểu Thanh.

Câu 14: Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống và khác thế nào so với những gì trước khi đọc văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu”?

  • A. Cụ Phan Bội Châu là một người với tính cách nghiêm khắc lạnh lùng và có phần bộc trực
  • B. Cụ Phan Bội Châu là người khó gần, tính khí thanh cao, tự kiêu, tự phụ
  • C. Cụ Phan Bội Châu là người dễ gần, hòa đồng, tự nhiên
  • D. Cụ Phan Bội Châu là người vô cùng lịch sự nhã nhặn, vô cùng từ tốn nhưng vẫn toát lên sự tôn nghiêm tôn kính

Câu 15: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép lặp cấu trúc:

  • A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
  • B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
  • C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
  • (Nhị Hồ - Xuân Diệu)
  • Cả B và C

Câu 16: Ý nghĩa của vị trí in đậm trong đoạn thơ sau là gì?

"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo..."

(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)

  • A. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • B. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn.
  • C. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • D. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi bình minh. Người lính tô điểm thêm cho cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 17: Xác định điểm nhìn trong văn bản “Chiều sương”?

  • A. Phần 1 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, phần 2 là của chàng trai
  • B. Phần 1 là của chàng trai, phần 2 là của lão Nhiệm Bình
  • C. Đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải,...
  • D. Cả B và C đúng

Câu 18: Xét theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn sau thuộc loại câu gì?

“Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú.”

  • A. Câu ghép
  • B. Câu đơn
  • C. Câu miêu tả
  • D. Câu trần thuật

Câu 19: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 20: Câu “Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung” có thể hiểu theo nghĩa nào? 

  • A. Duyên trao cho Vân nhưng Kim vẫn là của Kiều
  • B. Kiều không muốn trao duyên cho Vân mà muốn giữ lại kỷ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
  • C. Cách nói để Kiều tự an ủi chính mình: Nàng chỉ trao gửi nhờ Vân giữ hộ những cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân.
  • D. Kiều nhờ Vân tiếp tục mối tình cùng Kim Trọng, còn Kiều xin giữ lại các kỷ vật

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác