Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Ôn tập chủ đề 3: Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 3: Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thời gian nào sau đây không có cuộc khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc?

  • A. 40 – 43 
  • B. 248.
  • C. 825. 
  • D. 542 – 602.

Câu 2: Đâu không phải nơi nghĩa quân của Hai Bà Trưng làm chủ?

  • A. Cổ Loa.
  • B. Luy Lâu.
  • C. Hát Môn.
  • D.  Mê Linh. 

Câu 3: Đâu không phải là một nhân vật liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng?

  • A. Kiều Công Tiễn.
  • B.  Dương Đình Nghệ. 
  • C.  Ô Mã Nhi. 
  • D. Hoằng Tháo. 

Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về nguyên nhân dân ta đứng lên đấu tranh phong kiến phương Bắc đô hộ?

  • A. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu nước.
  • B. Nhân dân ta căm thù phong kiến phương Bắc.
  • C. Sự tàn bạo, độc ác của phong kiến phương Bắc. 
  • D. Sự tác động, giúp đỡ nhiệt tình của các nước láng giềng. 

Câu 5: Đâu không phải một tấm gương anh dũng, tiêu biểu trong thời kì đấu tranh chống phong kiến phương Bắc?

  • A. Phùng Hưng.
  • B. Bà Triệu.
  • C. Lê Lợi. 
  • D. Hồ Nguyên Trừng. 

Câu 6: Ý nào không đúng khi nói về thiên sư Vạn Hạnh?

  • A. Ông quê ở Hà Nội.
  • B. Ông dung hòa Phật giáo vào tín ngưỡng bản địa. 
  • C. Ông thông hiểu Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
  • D. Ông là người đặt nền móng cho Phật giáo mang bản sắc dân tộc. 

Câu 7: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về các vị vua đi theo đạo Phật?

  • A. Lý Thái Tổ.
  • B. Lý Thái Tông.
  • C. Lý Thánh Tông. 
  • D. Lý Nhân Tông. 

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về chuộc kháng chiến chống quân Tống?

  • A. Triều đình đã cử Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy.
  • B. Chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
  • C. Quân giặc đổ bộ vào nước ta từ đường bộ từ phía Bắc. 
  • D. Quân Tống do Quasnh Qùy chỉ huy tiến đánh nước ta.

Câu 9: Ý nào sau đây không phải một câu thơ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”?

  • A. Sông núi nước Nam vua Nam ở.
  • B. Rành rành định phận ở sách Trời.
  • C. Cớ sao chúng bay tới xâm phạm.
  • D. Ta phải đánh cho quân giặc lùi. 

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị tướng Lý Thường Kiệt?

  • A. Ông cho quân đánh thẳng vào doanh trại quân Tống.
  • B. Lý Thường Kiệt làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ. 
  • C. Ông chủ động giảng hòa cho quân địch.
  • D. Ông ngâm bài thơ Nam quốc sơn hà bên đền thờ bên bờ sông.

Câu 11: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Muốn cho dân mạnh nước giàu

Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân

Mũ cao, áo rộng không cần,

Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”

  • A. Mạc Đĩnh Chi.
  • B. Lê Văn Hưu.
  • C. Chu Văn An.
  • D. Nguyễn Hiền.

Câu 12: Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt ?

  • A. Trần Anh Tông.
  • B. Trần Nhân Tông.
  • C. Trần Thánh Tông.
  • D. Trần Thái Tông.

Câu 13: Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương:

  • A. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
  • B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.
  • C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.
  • D. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.

Câu 14: Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?

  • A. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.
  • B. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
  • C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh
  • D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.

Câu 15: Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) đánh dấu: 

  • A. Những tàn dư của chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bị xóa bỏ.
  • B. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
  • C. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 16: Ý nào không phải là sự kiện chính diễn ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Tiếng công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.
  • B. Tiến công và chiếm đóng các cứ điểm phía Đông và phân khu Trung tâm.
  • C. Tiến công và chiếm đóng các cứ điểm phía Nam và khu trung tâm. 
  • D. Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động kéo pháo của quân ta?

  • A. Quân ta dùng sức mở đường, kéo pháo vào trận địa.
  • B. Quân ta phải vượt qua nhiều trọng điểm bị quân địch thả bom, bắn phá.
  • C. Khi pháo vừa vào trận địa thì có lệnh lui quân, kéo pháo ra.
  • D. Các chiến sĩ kiệt sức vì phải hai lần kéo pháo ra vào trận địa. 

Câu 18: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.

2. Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.

3. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang,

4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.

  • A. 2-3-4-1.
  • B. 1-4-2-3.
  • C. 1-4-3-2.
  • D. 2-4-3-1

Câu 19: Hậu quả lớn nhất mà chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn để lại là gì?

  • A. Làm cho ngoại thương không phát triển.
  • B. Tạo cơ hội cho Pháp xâm lược Việt Nam.
  • C.  Làm cho kinh tế phát triển không đồng đều.
  • D. Nhân dân khắp nơi nổi dậy.

Câu 20: Xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 là: 

  • A. Xe tăng T54B số hiệu 843.
  • B. Xe tăng T59 số hiệu 843.
  • C. Xe tăng T59 số hiệu 390.
  • D. Xe tăng T56 số hiệu 844.

Câu 21: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải khi mở cửa, hội nhập với thế giới?

  • A. Đánh mất bản sắc dân tộc.
  • B. Vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc.
  • C. Nguy cơ tụt hậu.
  • D. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các nước mới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác