Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là tác giả của cuốn sách “Đại thành toán pháp”?

  • A. Lê Lai.
  • B. Lương Thế Vinh.
  • C. Nguyễn Chích.
  • D. Nguyễn Dữ.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về “Chiến thắng Chi Lăng”?

  • A. Tháng 10 – 1427, quân Minh tiến vào ải Pha Lũy.
  • B. Hơn một vạn quân bị tiêu diệt.
  • C. Liễu Thăng đầu hàng.
  • D. Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc, bao vây và uy hiếp thành Đông Quan.

Câu 3: Trận chiến Chi Lăng quân ta mai phục và giả thua ở đâu?

  • A. Cửa ải Khâu Ôn.
  • B. Cửa ải Ải Lưu.
  • C. Cửa ải Chi Căng.
  • D. Cửa ải Pha Lũy.

Câu 4: Lương Thế Vinh quê ở đâu?

  • A. Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
  • B. Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
  • C. Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
  • D. Huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa.

Câu 5: Ai là người đã dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi?

  • A. Nguyễn Trãi.
  • B. Lê Lai.
  • C. Nguyễn Chích.
  • D. Lê Đại Hành.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

  • A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân.
  • B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
  • D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.

Câu 7: Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng nhiều trận là:

  • A. Như Nguyệt, Đông Bộ Đầu.
  • B. Bạch Đằng, Mai Thúc Loan.
  • C. Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.
  • D. Rạch Gầm – Xoài Mút, Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có mấy giai đoạn?

  • A. Hai giai đoạn.
  • B. Ba giai đoạn.
  • C. Bốn giai đoạn.
  • D. Năm giai đoạn.

Câu 9: Trận đánh Chi Lăng diễn ra ở đâu?

  • A. Thái Nguyên.
  • B. Hòa Bình.
  • C. Lào Cai.
  • D. Lạng Sơn.

Câu 10: Trận đánh Xương Giang diễn ra ở đâu?

  • A. Bắc Giang.
  • B. Bắc Ninh.
  • C. Lạng Sơn.
  • D. Hải Dương.

Câu 11: Đâu là diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 – 1427?

  • A. Giành chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang.
  • B. Giải phóng Nghệ An.
  • C. Căn cứ của nghĩa quân nhiều lần bị bao vây.
  • D. Giải phóng vùng núi Chí Linh.

Câu 12: Nội dung nào sau đây là diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1425?

  • A. Nghĩa quân ba lần rút lên vùng núi Chí Linh.
  • B. Căn cứ của nghĩa quân nhiều lần bị bao vây.
  • C. Mở rộng vùng Giải Phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
  • D. Quân Minh đầu hàng, khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Năm 1418, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn.
  • B. Từ tháng 9 đến tháng 11- 427, giành chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang.
  • C. Tháng 12 -1427, quân Minh đầuhàng, khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
  • D. Cuộc khởi nghĩa thu hút nhiều người yêu nước tham gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Lê Lai,…

Câu 14: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nước Đại Việt thời Hậu Lê?

  • A. Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua.
  • B. Lê Lợi đóng đô ở Đông Kinh, lấy tên nước là Đại Việt.
  • C. Thời Hậu Lê, văn hóa, giáo dục không có sự chuyển biến đáng kể.
  • D. Thời Hậu Lê, bộ máy chính quyền được hoàn thiện, ban hành Luật Hồng Đức.

Câu 15: Đâu là ý đúng khi nói về Lê Lai?

  • A. Là vị tướng quân thân cận của Lê Lợi.
  • B. Là vị tướng lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Là người văn võ song toàn được Nguyễn Trãi trọng dụng.
  • D. Là học trò của Lê Lợi.

Câu 16: Năm 1448, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đá trong Văn Miếu để làm gì?

  • A. Để ghi danh những người có tinh thần vượt khó.
  • B. Để ghi danh những quan chức cấp cao.
  • C. Để ghi danh những người có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. Để ghi danh những người đỗ Tiến sĩ, thể hiện sự coi trọng việc học.

Câu 17: Ai là người đã giải được bài toán “cân voi”?

  • A. Lê Lai.
  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Lương Thế Vinh.
  • D. Lê Thánh Tông.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác