Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Ôn tập chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 (P3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biện pháp để giải quyết tận gốc nạn đói sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là:
A. tăng gia sản xuất.
- B. thực hành tiết kiệm.
- C. lập “Hũ gạo cứu đói”.
- D. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
Câu 2: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?
- A. 16 - 9 - 1946.
- B. 23 - 9 - 1945.
- C. 6 - 3 - 1945.
D. 28 - 2 - 1946.
Câu 3: Biện pháp cấp thời nào sau đây được Chính phủ đề ra để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
- B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
- C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hệ thống đê điều.
D. Nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ lương thực.
Câu 4: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
- B. Giải quyết tranh chấp bằng quân sự.
- C. Nhận nhượng mọi yêu sách của đối phương.
- D. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
Câu 5: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày nào?
- A. Ngày 9 – 5 hàng năm.
- B. Ngày 15 – 8 hàng năm.
- C. Ngày 5 – 9 hàng năm.
D. Ngày 25 – 6 hàng năm.
Câu 6: Tín hiệu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu?
A. Hà Nội.
- B. Hải Phòng.
- C. Nam Bộ.
- D. Lạng Sơn.
Câu 7: Pháp thực hiện thiết lập “Hành lang Đông Tây” ở mấy tỉnh?
- A. Ba tỉnh.
B. Bốn tỉnh.
- C. Năm tỉnh.
- D. Sáu tỉnh.
Câu 8: Âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
- B. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
- C. Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954.
- D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 9: Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947 là:
A. đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
- B. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
- C. bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
- D. tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.
Câu 10: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng không được thể hiện văn kiện lịch sử nào dưới đây?
- A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- D. Tác phẩm Vấn đề dân cày.
Câu 11: So với chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), chiến dịch Biên giới thu đông (1950) có điểm khác biệt là gì?
A. Có quy mô lớn đầu tiên do Việt Nam chủ động mở.
- B. Phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác.
- C. Phòng thủ có quy mô của quân đội Việt Nam.
- D. Đánh vận động có quy mô lớn của quân đội Việt Nam.
Câu 12: Khẩu hiệu nào được đặt ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
- A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
- C. “Phải phá tan cuộc tấn công vào mùa đông của giặc Pháp”.
- D. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
Câu 13: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
- A. 55 ngày đêm.
B. 56 ngày đêm.
- C. 60 ngày đêm.
- D. 66 ngày đêm.
Câu 14: Các tướng lĩnh Pháp – Mĩ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là:
- A. “một tập đoàn quân chủ lực”.
B. “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
- C. “một pháo đài bất khả chiến bại”.
- D.“một sở chỉ huy vùng Tây Bắc”.
Câu 15: Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất năm 1952 đã chọn được bao nhiêu anh hùng ?
- A. 5 anh hùng.
- B. 6 anh hùng.
C. 7 anh hùng.
- D. 8 anh hùng.
Câu 16: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là:
A. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
- B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
- C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
- D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Câu 17: Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
- A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
- B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến.
- C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 18: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?
A. 20 – 12 – 1960.
- B. 22 – 12 – 1960.
- C. 12 – 12 – 1954.
- D. 20 – 12 – 1954.
Câu 19: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?
- A. An Lão (Bình Định).
- B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
- C. Bình Giã (Bà Rịa).
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 20: Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
- A. nắm lấy thắt lưng địch mà đánh.
- B. tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.
C. thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.
- D. vành đai diệt Mĩ.
Câu 21: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?
- A. Hơn 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.
- B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
- C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
Câu 22: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.
Câu 23: Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là:
A. Quảng Trị.
- B. Tây Nguyên.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 24: Năm 1969 đã diễn ra sự kiện gì đặc biệt?
- A. Mỹ thay thế Chiến tranh đặc biệt bằng chiến lược Chiến tranh cục bộ.
B. Mỹ thay thế Chiến tranh cục bộ bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
- C. Quân Giải phóng anh dũng chiến đấu bảo vệ Huế.
- D. Quân Giải phóng miền Nam tấn công vào các căn cứ quan trọng của Mỹ.
Câu 25: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là gì?
- A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
- D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam.
Câu 26: So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới?
A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
- B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và "đội quân tóc dài”.
- C. Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
- D. Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
Câu 27: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau 1975 là gì?
- A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá.
- C. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.
- D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
Câu 28: Tháng 12-1978, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ:
- A. biên giới phía Bắc.
B. biên giới Tây Nam.
- C. biên giới phía Tây.
- D. biên giới phía Đông.
Câu 29: Kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới mang tính chất của nền kinh tế:
- A. tự cấp tự túc.
- B. quan liêu bao cấp.
- C. hàng hoá tự do.
D. hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước.
Câu 30: Tháng 2-1979, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ:
A. biên giới phía Bắc.
- B. biên giới phía Nam.
- C. biên giới phía Tây Nam.
- D. biên giới phía Đông.
Câu 31: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới?
- A. Đổi mới là một yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
- B. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
- C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có những chuyển biến mạnh mẽ.
D. Để theo kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới và xu thế toàn cầu hóa.
Câu 32: Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975 là gì?
- A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
- B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
- C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
Câu 33: Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) có ý nghĩa gì?
- A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
- B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Đánh dấu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- D. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Xem toàn bộ: Giải Lịch sử 9 Chân trời bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận