Dễ hiểu giải Lịch sử 9 Chân trời bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)

Giải dễ hiểu [..]. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 16. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 

KẾT THÚC THẮNG LỢI (1951 – 1954)

MỞ ĐẦU

CH: Hình ảnh đoàn dân công tham gia vận chuyển lương thực lên Điện Biên trên những chiếc xe đạp thổ thô sơ đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh toàn dân tham gia kháng chiến sức mạnh làm nên một “thiên sử vàng” Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. "Thiên sử vàng” đó được kết tinh từ những thắng lợi nào trong suốt 9 năm kháng chiến trường kì, gian khổ? Vì sao cụm từ “Điện Biên Phủ – Việt Nam Hồ Chí Minh” đã trở thành niềm tự hào của nhiều dân tộc đang đấu tranh chống áp bức trên thế giới lúc bấy giờ?

Giải nhanh: 

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến. Đồng thời, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỉ trên đất nước Việt Nam, giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước chân Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

1. Kháng chiến “toàn diện”: Những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

CH: Hãy trình bày những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951-1953.

Em có đồng ý với quan điểm cho rằng: Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật? Tại sao?

Giải nhanh: 

Chính trị: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng: Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Kinh tế: Chính phủ mở cuộc đại vận động sản xuất và tiết kiệm., Luật cải cách ruộng đất.

Văn hoá – giáo dục: Năm 1952 có 1 triệu học sinh phổ thông; khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ. Năm 1954, số học sinh tiểu học tăng 130%, học sinh trung học tăng 300%.

Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật bởi vì đây là nền văn học của chế độ mới, ra đời và phát triển trong không khí cao trào cách mạng và cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống Pháp. Chính hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học.

2. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954

CH: Dựa vào lược đồ 16.2, 16.3 và thông tin trong bài, hãy mô tả chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Dựa vào lược đồ 16.2 và thông tin trong bài, theo em, vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương?

Giải nhanh: 

– Trong đông – xuân 1953 – 1954, loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch, thu 19.000 súng, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước. Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.

– Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến.

Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sẩn hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.

3. Chiến thắng trên mặt trận ngoại giao 

CH: Theo em, thắng lợi quan trọng nhất trên mặt trận ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là gì?

Giải nhanh: 

Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, làm tất bại âm mưu của đế quốc Mĩ muốn kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá cuộc chiến tranh Đông Dương.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

CH: Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi? Thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Giải nhanh: 

Vì:

+ Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo.

+ Toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

+ Có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

+ Được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

Ý nghĩa lịch sử: 

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỉ trên đất nước Việt Nam.

+ Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước chân Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Năm 1953, Pháp và Mỹ thực hiện kế hoạch Na-va nhằm mục tiêu gì? Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ động đối phó như thế nào? Kết quả?

Giải nhanh: 

Mục tiêu kế hoạch Na-va với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ động đối phó:

- Bộ Chính trị trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đông – xuân 1953 – 1954.

- Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng

- Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng kiên quyết không đánh” 

Kết quả: đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến.

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc với những thắng lợi nào? Hãy lập sơ đồ tư duy về những thắng lợi ấy và nêu ý nghĩa.

Giải nhanh: 

VẬN DỤNG

CH: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát tư liệu 16.6, hãy đóng vai một nhân vật được thể hiện trong bức tranh, sau đó viết một bức thư mô tả không khi ra trận của toàn dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ gửi đến thế hệ sau.

Giải nhanh: 

Chào các em, 

Thật hân hạnh cho anh khi ngày hôm nay được ngồi lại và viết về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 

Đã 70 năm trôi qua nhưng anh vẫn còn nhớ như in không khí ra trận của toàn dân ngày hôm ấy. Sau khi nhận được thông tin Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào; giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh, toàn bộ lực lượng chiến sĩ sẵn sàng đứng lên tham gia cuộc đấu tranh bất khuất này của dân tộc. 

Bằng tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch, thu 19.000 súng, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước, riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.

Những con số đó không chỉ thể hiện số lượng thành tích mà nhân dân ta đã là được trong chiến dịch mà nó còn thể hiện được ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc to lớn biết nhường nào. 

Anh hi vọng rằng các em – thế hệ trẻ của Việt Nam cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ gia đình, đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của xã hội nhé. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác