Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?

  • A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).
  • B. Kế hoạch Mác - san (1947).
  • C. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949).
  • D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va (1955).

Câu 2: Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu bao nhiêu tiền để khôi phục kinh tế?

  • A. 13,3 tỉ USD.
  • B. 18,3 tỉ USD.
  • C. 17,3 tỉ USD.
  • D. 16,5 tỉ USD.

Câu 3: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu bị chia cắt thành hai nước riêng biệt?

  • A. Pháp.
  • B. Đức.
  • C. Anh.               
  • D. Liên Xô.

Câu 4: Tổng thống nào của Mĩ phát động “chiến tranh lạnh”?

  • A. Ai – xen – hao.
  • B. Tru – man.
  • C. Ken – nơ – đi.
  • D. Nich – xơn.

Câu 5: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:

  • A. Các nước Tây Âu và Mĩ
  • B. Liên Xô và Mĩ.
  • C. Mĩ và Nhật Bản.
  • D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.

Câu 6: Cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ chấm dứt vào thời gian nào?

  • A.Tháng 8/1989.
  • B. Tháng 12/1989.
  • C. Tháng 1/1991.
  • D. Tháng 5/1991.

Câu 7: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương – NATO được thành lập vào năm nào?

  • A. 1949.
  • B. 1959.
  • C. 1945.
  • D. 1958.

Câu 8: Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

  • A. SEATO
  • B. NATO
  • C. CENTO
  • D. ANZUS

Câu 9: Nội dung nào không phải biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

  • A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
  • B. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
  • C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
  • D. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu

Câu 10: Chiến tranh lạnh chấm dứt dã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

  • A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
  • B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.
  • C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.
  • D. Cuộc đua tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 11: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?

  • A. Sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Vácsava.
  • B. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
  • C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
  • D. Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC).

Câu 12: Sự ra đời của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức hiệp ước Vacsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

  • A. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • B. Xác lập cục diện hai phe, hai cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
  • C. Đánh dấu cuộc chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.
  • D. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.

Câu 13: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Đông

Nam Á ?

  • A. Vị thế của tổ chức ASEAN được nâng cao.
  • B. Các quốc gia ở Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.
  • C. Vấn đề Cam – pu – chia từng bước được tháo gỡ.
  • D. Kinh tế Đông Nam Á phát triển vượt bậc.

Câu 14: Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất

phát từ việc:

  • A. Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau.
  • B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
  • C. Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • D. Mĩ có ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

Câu 15: Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?

  • A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên.
  • B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang.
  • C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề.

Câu 16: Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là gì?

  • A. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước.
  • B. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
  • C. Diễn ra trên mọi lĩnh vực.
  • D. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.

Câu 17: Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là gì?

  • A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
  • B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
  • C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự nhưng
  • D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại

Câu 18: Cuộc chiến tranh nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh lạnh?

  • A. Chiến tranh xâm lược Mĩ tại Việt Nam ( 1954 - 1975).
  • B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
  • C. Chiến tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam (1945 - 1954).
  • D. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

Câu 19: Tại sao cho đến nay, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng bị chia cắt?

  • A. Do quyết định của hội nghị Ianta.
  • B. Do sự can thiệp của Mĩ.
  • C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
  • D. Do tác động của hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (1953).

Câu 20: Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế nào?

  • A. Phải nắm bắt thời cơ.
  • B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
  • C. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.
  • D. Hạn chế thách thức và vươn lên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác