Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 5: Thế giới từ 1991 đến nay (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 5: Thế giới từ 1991 đến nay (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Nếu trong Chiến tranh lạnh, các nước chạy đua vũ trang thì đến giai đoạn 1991 cho tới nay, các nước cạnh tranh theo cách nào?

  • A. Cạnh tranh thuộc địa.
  • B. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp.
  • C. Cạnh tranh khí tài quân sự.
  • D. Cạnh tranh thị trường lao động.

Câu 2: Đâu không phải là mối quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Bang Nga,…?

  • A. Luôn gây hấn và xung đột vũ trang.
  • B. Hợp tác và cạnh tranh.
  • C. Tiếp xúc và kiềm chế.
  • D. Mâu thuẫn và đồng thuận. 

Câu 3: Ý nào sau đây không phảu là tác động dẫn đến sự ra đời của trật tự

thế giới mới?

  • A. Trật tự hai cực sụp đổ.
  • B. Sự bành trướng của Mĩ.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
  • D. Xu thế toàn cầu hoá.

Câu 4: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?

  • A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
  • B. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
  • C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
  • D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.

Câu 5: Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai?

  • A. M. Goócbachốp.
  • B. B. Enxin.
  • C. D Medvedev.
  • D. V. Putin.

Câu 6: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì?

  • A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
  • B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là gì?

  • A. Nâng cao vị trí của nước Nga ở châu Á.
  • B. Nâng cao mức ảnh hưởng ở các nước Đông Âu.
  • C. Nâng cao vị trí của nước Nga trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • D. Nâng cao vị trí của cường quốc Á – Âu trên trường chính trị thế giới.

Câu 8: Giai đoạn 1991 – 1999, kinh tế Liên bang Nga

  • A. phục hồi, tăng trưởng.
  • B. phát triển.
  • C. khủng hoảng.
  • D. không có sự thay đổi.

Câu 9: Năm 2020, nền kinh tế Nga đứng thứ mấy châu Âu?

  • A. Thứ ba.
  • B. Thứ tư.
  • C. Thứ hai.
  • D. Thứ năm.

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 1999?

  • A. Thực hiện chuyển đổi mô hình từ kế hoạch hàng hóa tập trung sang kinh tế thị trường tự do bằng chính sách tư nhân hóa.
  • B. Kinh tế Nga rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
  • C. Năm 1991, lạm phát tăng lên 1 355 % GDP tăng trưởng âm.
  • D. Tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, thâm hụt ngân sách trầm trọng,…

Câu 11: Đâu không phải là ngành mũi nhọn của kinh tế Liên bang Nga ?

  • A. Công nghiệp quốc phòng.
  • B. Công nghiệp năng lượng.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Khai khoáng.

Câu 12: Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ năm nào?

  • A. Từ năm 1995.
  • B. Từ năm 1996.
  • C. Từ năm 1997.
  • D. Từ năm 1998.

Câu 13: Quyền lợi và địa vị pháp lý mà Liên bang Nga được kế thừa từ sau khi Liên Xô tan rã là gì?

  • A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mỹ.
  • B. Ủy viên thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • C. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về kinh tế với Mỹ.
  • D. Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 14: Vụ tấn công khủng bố đặc biệt nghiêm trọng của Mỹ diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 11-10-2001.
  • B. Ngày 11-9-2001.
  • C. Ngày 9-11-2001.
  • D. Ngày 10-11-2001.

Câu 15: Sau năm 2001, Mỹ giữ vị trí thứ mấy thế giới về kinh tế?

  • A. Thứ tư.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ hai.
  • D. Thứ nhất.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế Mỹ từ năm 1991 đến nay ?

  • A. Phát triển không ổn định và rơi và khủng hoảng theo chu kì.
  • B. Đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
  • C. Bị Trung Quốc cạnh tranh vị trí số 1 về kinh tế.
  • D. Gánh nặng tài chính do tình trạng nhập cư ồ ạt gây nên.

Câu 17: Ý nào dưới đây nói không đúng về tình hình kinh tế của Mỹ từ năm 1991 đến nay?

  • A. Vẫn giữ được vị trí thứ nhất thế giới về kinh tế.
  • B. Chiếm tỉ trọng 25 % GDP toàn cầu.
  • C. Kinh tế Mỹ phát triển ổn định.
  • D. Nền kinh tế của Mỹ bị Trung Quốc cạnh tranh trong những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XXI.

Câu 18: Đâu không phải giai đoạn suy thái ngắn của nền kinh tế Mỹ ?

  • A. 1997 – 1998.
  • B. 2008 – 2009.
  • C. 2014 – 2015.
  • D. 2001 – 2002.

Câu 19: Ai là người đã thực hiện chiến lược ‘‘Cam kết và mở rộng’’?

  • A. Tổng thống B. Clin-tơn.
  • B. Tổng thống Barack Obama.
  • C. Tổng thống Jill Biden.
  • D. Tổng thống Donald Trump

Câu 20: Từ năm 2020, Trung Quốc trở thành nên kinh tế thứ mấy thế giới ?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 21: Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc có GDP

  • A. liên tục tăng.
  • B. liên tục giảm.
  • C. tăng giảm không đồng đều.
  • D. giữ nguyên.

Câu 22: Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào

  • A. năm 2015.
  • B. năm 2016.
  • C. năm 2017.
  • D. năm 2018.

Câu 23: Ý nào sau đây không mô tả đúng tình hình xã hội của Trung Quốc?

  • A. Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện.
  • B. Công cuộc xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh.
  • C. Hệ thống y tế được thực hiện đối với đa số người dân.
  • D. Tình trạng già hóa dân số, tỉ lệ sinh thấp.

Câu 24: Đâu không phải ý đúng khi nói về quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay?

  • A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào năm 1995.
  • B. Lào gia nhập ASEAN vào năm 1997.
  • C. Năm 2007, công bố Hiến chương ASEAN.
  • D. Mi-an-ma gia nhập ASEAN hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức khu vực với 10 quốc gia thành viên.

Câu 25: Ba cộng đồng ASEAN là

  • A. Kinh tế, Quốc phòng an ninh, Văn hóa – Giáo dục.
  • B. Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa – Giáo dục.
  • C. Kinh tế, Chính trị - Quốc phòng an ninh, Văn hóa.
  • D. Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa – Giáo dục.

Câu 26: Bốn con rồng của châu Á là thuật ngữ để chỉ quốc gia và vùng lãnh thổ nào ?

  • A. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
  • B. Đài Loan, Singapo, Hồng Kông, Triều Tiên.
  • C. Triều Tiên, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
  • D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác