Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào sau đây không phảu là tác động dẫn đến sự ra đời của trật tự thế giới mới?

  • A. Trật tự hai cực sụp đổ.
  • B. Sự bành trướng của Mĩ.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
  • D. Xu thế toàn cầu hoá.

Câu 2: Nguyên nhân nào khiến tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ tan vỡ?

  • A. Các nước thuộc địa đứng lên giải phóng.
  • B. Nền kinh tế của Mĩ đang có dấu hiệu suy giảm. 
  • C. Chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mới trên thê giới.
  • D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phục hồi của Nga.

Câu 3: Liên Xô tan rã vào thời gian nào?

  • A. 25/12/1991.
  • B. 15/11/1994.
  • C. 19/10/1990.
  • D. 13/04/1993.

Câu 4: Lĩnh vực nào được các nước lấy làm trọng tâm?

  • A. Quân sự.
  • B. Kinh tế.
  • C. Chính trị.
  • D. Tư tưởng.

Câu 5: Những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế của nước Nga có gì thay đổi?

  • A. Dần dần hồi phục và phát triển.
  • B. Có sự phát triển nhưng vẫn còn khủng hoảng.
  • C. Khủng hoảng trầm trọng.
  • D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức âm. 

Câu 6: Nếu trong Chiến tranh lạnh, các nước chạy đua vũ trang thì đến giai đoạn 1991 cho tới nay, các nước cạnh tranh theo cách nào?

  • A. Cạnh tranh thuộc địa.
  • B. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp.
  • C. Cạnh tranh khí tài quân sự.
  • D. Cạnh tranh thị trường lao động.

Câu 7: Đâu không phải là mối quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Bang Nga,…?

  • A. Luôn gây hấn và xung đột vũ trang.
  • B. Hợp tác và cạnh tranh.
  • C. Tiếp xúc và kiềm chế.
  • D. Mâu thuẫn và đồng thuận. 

Câu 8: Từ năm 1991 đến nay, thế giới chủ yếu phát triển theo mấy xu hướng?

  • A. Một.
  • B. Hai.
  • C. Ba.
  • D. Bốn.

Câu 9: Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát.
  • B. Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử.
  • C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD.
  • D. Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố.

Câu 10: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì?

  • A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
  • B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là gì?

  • A. Nâng cao vị trí của nước Nga ở châu Á.
  • B. Nâng cao mức ảnh hưởng ở các nước Đông Âu.
  • C. Nâng cao vị trí của nước Nga trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • D. Nâng cao vị trí của cường quốc Á – Âu trên trường chính trị thế giới.

Câu 12: Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai?

  • A. M. Goócbachốp.
  • B. B. Enxin.
  • C. D Medvedev.
  • D. V. Putin.

Câu 13: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?

  • A. V.Putin.
  • B. B. Enxin.
  • C. D. Medvedev.
  • D. V. Vorotnikov.

Câu 14: Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực?

  • A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
  • B. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị sụp đổ.
  • C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
  • D. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.

Câu 15: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?

  • A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
  • B. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
  • C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
  • D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác