5 phút giải Lịch sử 9 cánh diều trang 88

5 phút giải Lịch sử 9 cánh diều trang 88. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 16. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Đêm ngày 25-12-1991, M. Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, Liên Xô tan rã, Trật tự hai cực l-an-ta sụp đổ. Tình trạng đối đầu căng thẳng trên thế giới được thay thế bằng những xu hướng mới.

Vậy từ năm 1991 đến nay, thế giới phát triển theo những xu hướng nào? Trật tự thế giới mới được hình thành ra sao?

I. XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

CH: Nêu xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay.

II. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

CH: Nêu những nét chính về sự hình thành trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy về xu hướng phát triển và sự hình thành của trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay.

Câu 2: Phân tích tác động của các xu hướng phát triển của thế giới đối với Việt Nam.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

- Từ năm 1991 đến nay, thế giới phát triển theo những xu hướng:

+ Thứ nhất, các nước điều chỉnh chiến lược, lấy hợp tác phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, thay thế cho chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.

+ Thứ hai, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng, tránh xung đột. Quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga,... luôn tồn tại song song các mặt hợp tác và cạnh tranh, tiếp xúc và kiềm chế, mâu thuẫn và đồng thuận....

+ Thứ ba, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực,...

+ Thứ tư, những cuộc xung đột cục bộ, nội chiến, bất ổn,... vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là ở bán đảo Ban-căng, khu vực Trung Đông, một số nước châu Phi, xung đột Nga – U-crai-na,... Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu từ năm 2001 đến nay do Mỹ phát động tiếp tục gây ra những bất ổn tiềm tàng đối với thế giới.

- Sự hình thành trật tự thế giới mới:

Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã, trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Những biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá, đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới.

Trong thập niên cuối thế kỉ XX, Mỹ có tham vọng trở thành siêu cường duy nhất, xác lập và duy trì trật tự đơn cực, một mình lãnh đạo thế giới. Mỹ đưa ra chính sách “Từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu”, áp đặt “giá trị Mỹ”, “mô hình phát triển kiểu Mỹ”,... đối với thế giới.

Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga,... làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ. Các nước Tây Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, hình thành trật tự thế giới đa cực.

I. XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

CH: 

Thứ nhất, các nước điều chỉnh chiến lược, lấy hợp tác phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, thay thế cho chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.

Thứ hai, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng, tránh xung đột. Quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga,... luôn tồn tại song song các mặt hợp tác và cạnh tranh, tiếp xúc và kiềm chế, mâu thuẫn và đồng thuận....

Thứ ba, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực,...

Thứ tư, những cuộc xung đột cục bộ, nội chiến, bất ổn,... vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là ở bán đảo Ban-căng, khu vực Trung Đông, một số nước châu Phi, xung đột Nga – U-crai-na,... Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu từ năm 2001 đến nay do Mỹ phát động tiếp tục gây ra những bất ổn tiềm tàng đối với thế giới.

II. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

CH: 

Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã, trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Những biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá, đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới.

Trong thập niên cuối thế kỉ XX, Mỹ có tham vọng trở thành siêu cường duy nhất, xác lập và duy trì trật tự đơn cực, một mình lãnh đạo thế giới. Mỹ đưa ra chính sách “Từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu”, áp đặt “giá trị Mỹ”, “mô hình phát triển kiểu Mỹ”,... đối với thế giới.

Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga,... làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ. Các nước Tây Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, hình thành trật tự thế giới đa cực.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1:

 

Câu 2:

- Cơ hội:

+ Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư từ các nước phát triển để phát triển kinh tế.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu: Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

+ Tiếp cận công nghệ tiên tiến: Nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ.

+ Nâng cao vị thế quốc tế: Tham gia vào các tổ chức quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế.

- Thách thức:

+ Cạnh tranh gay gắt: Việt Nam phải cạnh tranh với các nước khác trong thu hút đầu tư, thị trường xuất khẩu và công nghệ.

+ Rủi ro kinh tế: Biến động kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.

+ Biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

+ Bất ổn chính trị: Cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc có thể dẫn đến bất ổn chính trị khu vực.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 9 cánh diều, giải Lịch sử 9 cánh diều trang 88, giải Lịch sử 9 CD trang 88

Bình luận

Giải bài tập những môn khác