5 phút giải Lịch sử 9 cánh diều trang 26

5 phút giải Lịch sử 9 cánh diều trang 26. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Cuối tháng 8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tân Trào về ở tại nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội). Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khỏi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau này, nhà số 48 phố Hàng Ngang trở thành một trong những di tích lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

Vậy từ năm 1930 đến năm 1945, phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra như thế nào? Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 xuất phát từ những nguyên nhân nào và có ý nghĩa gì? Đảng Cộng sản Đông Dương có vai trò gì trong Cách mạng tháng Tám?

I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

CH: Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931.

CH: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các hình 6.4, 6.5, mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939.

II. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN.

CH: Đọc thông tin và quan sát hình 6.6, nêu tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật.

CH: Trình bày sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

CH: Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

CH:

– Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Lập bảng tóm tắt những sự kiện chính của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 theo mẫu sau vào vở ghi.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

  1. Phong trào cách mạng Việt Nam:

- Phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 là một phong trào sôi nổi, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

- Phong trào đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Phong trào đã đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dân chủ.

  1. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

- Nguyên nhân thắng lợi: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan:

+ Nguyên nhân chủ quan: Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh: đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lãnh đạo nhân dân chuẩn bị mọi mặt. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường và tinh thần đoàn kết một lòng với vai trò nòng cốt của Mặt trận Việt Minh.

+ Nguyên nhân khách quan: Quân phiệt Nhật - kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam bị quân Đồng minh đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã, đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa thành công.

- Ý nghĩa lịch sử: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa lịch sử to lớn.

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan xiềng xích cai trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật, lật đổ chế độ quân chủ, giành độc lập cho đất nước, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do và làm chủ đất nước; mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời ki suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ tinh thần đấu tranh tự giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

  1. Vai trò Đảng Cộng sản Đông Dương:

- Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả quốc gia, dân tộc.

- Đảng đã đưa ra đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, tập hợp được lực lượng hùng hậu và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi.

I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

CH: 

- Hoàn cảnh:

+ Cuộc đại suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng nặng nề tới Việt Nam

+ Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp đều sa sút; giá nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh.

+ Thực dân Pháp tăng thuế, đồng thời sa thải, giảm lương, tăng giờ làm đối với công nhân, viên chức. Đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam bần cùng, cực khổ. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc.

+ Sau khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường đàn áp phong trào yêu nước. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời tập hợp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

- Diễn biến:

+ Tháng 2-1930: Mở đầu là các cuộc đấu tranh của công nhân ở một số địa phương, tiêu biểu là bãi công của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), 4 000 công nhân nhà máy dệt Nam Định,...

+ Tháng 5-1930: Phong trào đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động (1-5) phát triển rộng khắp cả nước, tiêu biểu là đấu tranh của công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), mỏ than Hòn Gai (Quảng Ninh)...

+ Tháng 9-1930: Phong trào tiếp tục phát triển trên cả nước, đạt đỉnh cao ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với sự ra đời của chính quyền cách mạng, gọi là "Xô viết".

- Kết quả: Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, thực dân Pháp đã huy động quân đội, máy bay khủng bố, đàn áp dã man các cuộc đấu tranh của nhân dân. Từ cuối năm 1930 đến đầu năm 1931, phong trào cách mạng chịu nhiều tổn thất và bước vào giai đoạn thoái trào.

- Ý nghĩa: khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể hiện tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của nhân dân Việt Nam; qua phong trào, khối liên minh công nông được hình thành, đồng thời, là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phong trào để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng ở giai đoạn sau

CH: 

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Khách quan: Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, đe doạ hoà bình thế giới. Năm 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước để tập hợp lực lượng chống phát xít.

+ Chủ quan: Năm 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chủ trương nới lỏng các quyền tự do dân chủ ở trong nước và ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam không thực hiện chủ trương trên, tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam. Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương chống phát xít và chiến tranh để bảo vệ hoà bình, chống chính quyền thuộc địa để đòi tự do, dân chủ, cơm áo; thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản để Đông Dương (năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương).

- Diễn biến:

+ Phong trào Đông Dương đại hội: Năm 1936, được tin Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương và Toàn quyền mới sang nhậm chức, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào Đông Dương đại hội (thu thập chữ kí, đưa dân nguyện đòi quyền tự do, dân chủ).

+ Phong trào mít tinh, biểu tình, bãi công: từ năm 1936, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công đã nổ ra trên cả nước, tiêu biểu là cuộc tông bãi công của hơn 2 vạn công nhân mỏ than ở Quảng Ninh (23-11-1936), cuộc mít tinh của 2,5 vạn người diễn ra tại khu Đầu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1938.

+ Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Đảng Cộng sản Đông Dương và các tổ chức chính trị yêu nước đã xuất bản sách, báo để tuyên truyền và đấu tranh, tiêu biểu như báo: Tiên phong, Dân chúng, Nhành lúa, Bạn dân, Tin tức....

+ Đấu tranh nghị trường: Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương cử người tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì. Trung Ki nhằm gây áp lực buộc chính quyền Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

- Kết quả: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã buộc chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện một số cải cách dân chủ. Tuy nhiên, từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, phong trào đấu tranh dân chủ chấm dứt.

- Ý nghĩa: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 thể hiện vai trò và sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Qua phong trào, lực lượng cách mạng được tập hợp thành đội quân hùng hậu, quần chúng được giác ngộ về chính trị, khối đoàn kết dân tộc được củng cố. Phong trào để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng mặt trận thống nhất, tổ chức lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp....

II. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN.

CH: 

- Chính trị: Năm 1940, Nhật Bản tiến vào Đông Dương, Pháp – Nhật câu kết cai trị Việt Nam. Nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh "một cổ hai tròng".

- Xã hội: Pháp - Nhật xoá bỏ các quyền tự do dân chủ, tăng cường bắt lính, đàn áp nhân dân Việt Nam. Nạn đói xảy ra khiến hơn 2 triệu người chết.

- Kinh tế: Pháp – Nhật cho tăng thuế, vơ vét tài nguyên, thóc, gạo để phục vụ chiến tranh khiến lương thực khan hiếm, giá cả tăng vọt.

- Văn hoá – tư tưởng: Pháp - Nhật cấm tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, cấm in ấn, tàng trữ các tài liệu cách mạng, đóng cửa các toà soạn bảo yêu nước, tiến bộ.

CH: 

- Từ cuối năm 1939, trước những thay đổi của tỉnh hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Đương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

- Chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương: chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng bắt đầu được đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 tháng 11-1939 tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định), được bổ sung trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 tháng 11-1940 tại Đình Bảng (Từ Sơn Bắc Ninh), hoàn chỉnh trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng)

- Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh: tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Sau khi ra đời, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, xác định rõ mục đích là tập hợp, đoàn kết toàn thể nhân dân Việt Nam cùng nhau đánh đuổi Nhật – Pháp, giành độc lập dân tộc. Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam hưởng ứng.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước: Đêm 9-3-1945, quân Nhật bất ngờ tấn công quân Pháp và độc chiếm cai trị Đông Dương. Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Chỉ thị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là quân Nhật và phát động cao trảo kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi sục trên cả nước với nhiều hình thức và biện pháp như: bất hợp tác với Nhật và chính quyền thân Nhật, mít tinh, biểu tỉnh, phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói, đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận.

- Cao trào kháng Nhật là cuộc tập dượt đấu tranh của quần chúng chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.

CH: 

- Tháng 8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã. Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh quyết định thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cùng ngày, Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân lệnh số 1, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp và xác định thời cơ, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân họp và tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

- Diễn biến các cuộc khởi nghĩa:

+ 14-8-1945: Khởi nghĩa nổ ra tại nhiều xã, huyện ở Quảng Ngãi, Thanh Hoá,...

+ 16-8-1945: Võ Nguyên Giáp chỉ huy lực lượng vũ trang tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

+ 18-8-1945: Bốn tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất cả nước.

+ 19-8-1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

+ 23-8-1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế.

+ 25-8-1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn

+ 28-8-1945: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền.

- Ngày 30-8-1945, tại Huế, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

CH: 

  1. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

- Nguyên nhân thắng lợi: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan:

+ Nguyên nhân chủ quan: Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh: đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lãnh đạo nhân dân chuẩn bị mọi mặt. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường và tinh thần đoàn kết một lòng với vai trò nòng cốt của Mặt trận Việt Minh.

+ Nguyên nhân khách quan: Quân phiệt Nhật - kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam bị quân Đồng minh đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã, đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa thành công.

- Ý nghĩa lịch sử: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa lịch sử to lớn.

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan xiềng xích cai trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật, lật đổ chế độ quân chủ, giành độc lập cho đất nước, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do và làm chủ đất nước; mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời ki suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ tinh thần đấu tranh tự giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

  1. Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả quốc gia, dân tộc.

- Đảng đã đưa ra đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, tập hợp được lực lượng hùng hậu và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1:

 

1930 – 1931

1936 – 1939

1939 – 1945

Hoàn cảnh lịch sử

- Đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933

- Mâu thuẫn xã hội găy gắt

- Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền. 

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

- Nhật xâm lược Đông Dương. 

- Pháp đầu hàng Nhật.

Nhiệm vụ, mục tiêu

- Chống phong kiến, chống đế quốc. 

- Giải phóng dân tộc. 

- Đem lại cơm áo gạo tiền cho người dân.

- Chống phát xít, chống chiến tranh. - Bảo vệ độc lập dân tộc. 

- Tự do dân chủ.

- Giải phóng dân tộc. 

- Đem lại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Diễn biến chính

- Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

- Phong trào "Phá kho thóc giải quyết nạn đói".

- Phong trào đòi tự do dân chủ. 

- Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước. 

- Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Kết quả

- Phong trào phát triển mạnh mẽ, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. 

- Tuy bị đàn áp, phong trào vẫn để lại bài học kinh nghiệm quý báu.

- Mặt trận Dân chủ Đông Dương phát triển rộng rãi. 

- Phong trào đạt nhiều thắng lợi.

- Cách mạng tháng Tám thành công. 

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Ý nghĩa

- Phong trào là bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. 

- Chứng minh khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Phong trào góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.

- Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. 

- Đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2:

Gợi ý một số tư liệu (Bài báo, sách, phim tài liệu,...):

- "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" (Tập 1).

- "Cách mạng tháng Tám năm 1945" của Giáo sư Giáp Văn Cương.

- "Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" của Viện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tuyên ngôn độc lập.

- Chỉ thị Nhật - Pháp đầu hàng.

- Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8/1945.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 9 cánh diều, giải Lịch sử 9 cánh diều trang 26, giải Lịch sử 9 CD trang 26

Bình luận

Giải bài tập những môn khác