5 phút giải Lịch sử 9 cánh diều trang 102

5 phút giải Lịch sử 9 cánh diều trang 102. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 21. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Tháng 7-1996, các nhà khoa học Xcốt-len đã gây chấn động thế giới khi tạo ra một động vật có vú bằng phương pháp sinh sản vô tính, đó là cừu Đô-li. Chú cừu này được sao chép nguyên mẫu gốc từ gen của cừu cái 6 tuổi. Đây là một thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật thời hiện đại.

Vậy cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá là gì? Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá có tác động gì đến thế giới và Việt Nam?

I. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT

CH: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được thành tựu chủ yếu nào? Cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

CH: Trình bày những nét chính về toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tác động như thế nào đến thế giới và Việt Nam?

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Viết một đoạn văn 7 – 10 dòng giới thiệu về thành tựu trên lĩnh vực công nghệ số của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Câu 2: Tìm hiểu cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Việt Nam.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

- Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật:

+ Khoa học cơ bản: Đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,... ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất phục vụ đời sống.

+ Công cụ sản xuất mới: Phát minh máy tính điện tử (ra đời năm 1946 và được cải tiến qua các thế hệ), máy tự động và hệ thống máy tự động, rô-bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI),...

+ Internet, kĩ thuật và công nghệ số: Phát minh internet (1957), trình duyệt web (1990), các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội trên nền tảng internet. Sự bùng nổ và kết hợp của công nghệ số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoF), Dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D,...

+ Nguồn năng lượng mới: Tìm ra những nguồn năng lượng có khả năng tái tạo: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

+ Vật liệu mới: Phát minh các vật liệu nhẹ, bền, đàn hồi cao: pô-li-me, nhựa tổng hợp, bán dẫn,... thay thế cho vật liệu tự nhiên.

+ Công nghệ sinh học: Các tiến bộ trong các ngành công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ en-gym,... tạo điều kiện cho sự phát triển của Cách mạng xanh, Cách mạng trắng trong nông nghiệp.

+ Giao thông vận tải: Chế tạo ra các loại phương tiện giao thông mới: tàu siêu tốc, máy bay siêu âm khổng lồ,...

+ Chinh phục vũ trụ: Mở đầu bằng sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957), I. Ga-ga-rin bay vào vũ trụ (1961), N. Am-xtroong đặt chân lên Mặt Trăng (1969), đến việc xây dựng các trạm vũ trụ của Mỹ, Nga, Trung Quốc,... cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam như góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, giải quyết nạn thiếu lương thực, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng,... Tuy nhiên, cuộc cách mạng có ảnh hưởng tiêu cực như gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, sự phụ thuộc của con người vào máy móc, công nghệ,...

- Toàn cầu hoá có tác động mạnh mẽ đến thế giới và Việt Nam. Đối với thế giới, toàn cầu hoá thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh, làm thay đổi bộ mặt của nhân loại cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đối với Việt Nam, xu thế này tạo ra những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

I. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT

CH: 

- Thành tựu tiêu biểu:

+ Khoa học cơ bản: Đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,... ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất phục vụ đời sống.

+ Công cụ sản xuất mới: Phát minh máy tính điện tử (ra đời năm 1946 và được cải tiến qua các thế hệ), máy tự động và hệ thống máy tự động, rô-bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI),...

+ Internet, kĩ thuật và công nghệ số: Phát minh internet (1957), trình duyệt web (1990), các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội trên nền tảng internet. Sự bùng nổ và kết hợp của công nghệ số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoF), Dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D,...

+ Nguồn năng lượng mới: Tìm ra những nguồn năng lượng có khả năng tái tạo: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

+ Vật liệu mới: Phát minh các vật liệu nhẹ, bền, đàn hồi cao: pô-li-me, nhựa tổng hợp, bán dẫn,... thay thế cho vật liệu tự nhiên.

+ Công nghệ sinh học: Các tiến bộ trong các ngành công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ en-gym,... tạo điều kiện cho sự phát triển của Cách mạng xanh, Cách mạng trắng trong nông nghiệp.

+ Giao thông vận tải: Chế tạo ra các loại phương tiện giao thông mới: tàu siêu tốc, máy bay siêu âm khổng lồ,...

+ Chinh phục vũ trụ: Mở đầu bằng sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957), I. Ga-ga-rin bay vào vũ trụ (1961), N. Am-xtroong đặt chân lên Mặt Trăng (1969), đến việc xây dựng các trạm vũ trụ của Mỹ, Nga, Trung Quốc,... cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam như góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, giải quyết nạn thiếu lương thực, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng,... Tuy nhiên, cuộc cách mạng có ảnh hưởng tiêu cực như gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, sự phụ thuộc của con người vào máy móc, công nghệ,...

II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

CH: 

- Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động, phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.

- Xu thế này phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỉ XX, được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, trong đó cốt lõi là toàn cầu hoá về kinh tế. Toàn cầu hoá thể hiện qua các trụ cột chính như sau:

+ Mạng lưới thông tin toàn cầu.

+ Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.

+ Mạng lưới và hệ thống trụ sở toàn cầu.

+ Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.

+ Các công ty xuyên quốc gia

- Toàn cầu hoá có tác động mạnh mẽ đến thế giới và Việt Nam. Đối với thế giới, toàn cầu hoá thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh, làm thay đổi bộ mặt của nhân loại cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đối với Việt Nam, xu thế này tạo ra những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông … đến các hệ thống an ninh, bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ. Đây là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Dự báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu có thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe. AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.

Câu 2: 

- Cơ hội của toàn cầu hóa đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam:

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

+ Tiếp cận thị trường rộng lớn

+ Học hỏi kinh nghiệm và khoa học công nghệ

+ Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

- Thách thức của toàn cầu hóa đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam:

+ Tham gia vào thị trường toàn cầu khiến Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm.

+ Chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và các nước phát triển có thể dẫn đến nguy cơ bị lệ thuộc vào các nước mạnh, ảnh hưởng đến chủ quyền kinh tế và văn hóa.

+ Toàn cầu hóa có thể dẫn đến một số tác động xã hội tiêu cực như bất bình đẳng thu nhập, thất nghiệp, và các vấn đề về văn hóa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 9 cánh diều, giải Lịch sử 9 cánh diều trang 102, giải Lịch sử 9 CD trang 102

Bình luận

Giải bài tập những môn khác