Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 7: Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 7: Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Sự ra đời của mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) đã con người sang

  • A. nền văn minh nông nghiệp.
  • B. nền văn minh công nghiệp.
  • C. nền văn minh thông tin.
  • D. nền văn minh khoa học.

Câu 2: Quốc gia nào đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Liên Xô.
  • C. Pháp.
  • D. Triều Tiên.

Câu 3: I. Ga-ga-rin bay vào vũ trụ năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1957.
  • B. Năm 1961.
  • C. Năm 1967.
  • D. Năm 1969.

Câu 4: Cách mạng khoa học – kĩ thuật được bắt nguồn từ quốc gia nào?

  • A. Mỹ.
  • B. Nga.
  • C. Pháp.
  • D. Đức.

Câu 5: Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?

  • A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX.
  • B. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.
  • C. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.
  • D.  Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Câu 6: Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ hiện đại là làm xuất hiện xu thế:

  • A. Chiến tranh lạnh.
  • B. Toàn cầu hóa.
  • C. Công nghiệp hóa.
  • D. Hòa bình, hòa hoãn.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  • B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
  • C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
  • D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị, quân sự khu vực.

Câu 8: Một trong những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực vũ trụ là

  • A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
  • B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • C. chế tạo máy bay siêu âm khổng lồ.
  • D. sử dụng trí tuệ nhân tạo để thám hiểm Mặt Trăng.

Câu 9: Một trong những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực công cụ sản xuất là

  • A. các nhà khoa học tạo ra được cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính.
  • B. phát minh ra máy tính điện tử, máy tự động, rô-bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo.
  • C. Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc tìm ra “Bản đồ gen người”.
  • D. phát minh máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, cáp sợi thủy tinh quang dẫn.

Câu 10: Những phát minh trong Toán học, Vật lí, Hóa học,… là thành tựu trên lĩnh vực nào sau đây của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ đầu thế kỉ XX đến nay?

  • A. Khoa học cơ bản.
  • B. Công nghệ sinh học.
  • C. Giao thông vận tải.
  • D. Chinh phục vũ trụ.

Câu 11: Những phát minh về vật liệu mới có những đặc tính nổi bật nào sau đây?

  • A. Nhẹ, bền, đàn hồi cao, có thể thay thế cho vật liệu tự nhiên.
  • B. Có khả năng chống cháy trong moi điều kiện về nhiệt độ.
  • C. Có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập tuyệt đối của nước mặn.
  • D. Dày, nặng, có thể kéo dài, dát mỏng, bền vĩnh viễn theo thời gian.

Câu 12: Phát minh nào sau đây là điểm mới của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ đầu thế kỉ XX đến nay?

  • A. Phát minh trên lĩnh vực khoa học cơ bản.
  • B. Phát minh ra động cơ hơi nước.
  • C. Phát minh về giao thông vận tải.
  • D. Phát minh về internet, kĩ thuật và công nghệ số.

Câu 13: Đâu không phải là trụ cột của toàn cầu hóa?

  • A. Mạng lưới thông tin toàn cầu.
  • B. Các công ty xuyên quốc gia.
  • C. Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
  • D. Các công ty tư nhân.

Câu 14: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

  • A. Đây là kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.
  • B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
  • C. Đây là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
  • D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Câu 15: Cách mạng 4.0 là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên ở đâu?

  • A. Đức.
  • B. Bỉ.
  • C. Pháp.
  • D. Mỹ.

Câu 16: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là gì?

  • A. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.
  • B. Trình độ của người lao động còn thấp.
  • C. Trình độ quản lí còn thấp.
  • D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

Câu 17: Bản đồ gen người được công bố vào năm nào?

  • A. Năm 1991.              
  • B. Năm 1997.                            
  • C. Năm 2000.                            
  • D. Năm 2003.

Câu 18: Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì?

  • A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.
  • B. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.
  • C. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
  • D. Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Câu 19: Một trong những thời cơ của Việt Nam khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là:

  • A. khai thác được nguồn lực trong nước.
  • B. có điều kiện tiếp cận khoa học – kĩ thuật hiện đại.
  • C. tạo điều kiện giữ vững bản sắc dân tộc.
  • D. thúc đẩy quá trình tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 20: Vì sao trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước?

  • A. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài.
  • B. Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.
  • C. Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển.
  • D. Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.

Câu 21: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là:

  • A. tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
  • B. tạo ra sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
  • C. làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
  • D. đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội.

Câu 22: Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là:

  • A. ASEM.
  • B. APEC.
  • C. AFTA.
  • D. NAFTA.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác