Đáp án Lịch sử 9 cánh diều bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Đáp án bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 9 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

MỞ ĐẦU

Cuối tháng 8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tân Trào về ở tại nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội). Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khỏi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau này, nhà số 48 phố Hàng Ngang trở thành một trong những di tích lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

Vậy từ năm 1930 đến năm 1945, phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra như thế nào? Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 xuất phát từ những nguyên nhân nào và có ý nghĩa gì? Đảng Cộng sản Đông Dương có vai trò gì trong Cách mạng tháng Tám?

Đáp án chuẩn:

  1. Phong trào cách mạng Việt Nam:

- Là một phong trào sôi nổi, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân

  1. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

- Nguyên nhân thắng lợi: 

+ Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

+ Quân phiệt Nhật bị đánh bại, thuận lợi cho tổng khởi nghĩa thành công.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Phá tan xiềng xích cai trị Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ, giành độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

+ Góp phần thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ thế giới

  1. Vai trò Đảng Cộng sản Đông Dương:

- Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả quốc gia, dân tộc.

- Đảng đã đưa ra đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, tập hợp được lực lượng hùng hậu và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi.

  1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

Câu hỏi: Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931.

Đáp án chuẩn:

- Hoàn cảnh:

+ Cuộc đại suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng nặng nề 

+ Đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam bần cùng, cực khổ. 

- Diễn biến:

+ Tháng 5-1930: Phong trào đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động phát triển 

+ Tháng 9-1930: Phong trào phát triển trên cả nước, đạt đỉnh cao là "Xô viết".

- Kết quả: thực dân Pháp khủng bố, đàn áp dã man 

- Ý nghĩa: khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể hiện tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của nhân dân. 

Câu hỏi: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các hình 6.4, 6.5, mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939.

Đáp án chuẩn:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Khách quan: Các thế lực phát xít lên cầm quyền đe doạ hoà bình thế giới. 

+ Chủ quan: Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương chống phát xít và chiến tranh để bảo vệ hoà bình; thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản để Đông Dương

- Diễn biến:

+ Phong trào Đông Dương đại hội 

+ Phong trào mít tinh, biểu tình, bãi công

+ Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. 

+ Đấu tranh nghị trường

- Kết quả: Buộc chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện một số cải cách dân chủ. 

- Ý nghĩa: thể hiện vai trò và sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam. 

  1. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 6.6, nêu tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật.

Đáp án chuẩn:

- Chính trị: Năm 1940 Pháp – Nhật câu kết cai trị Việt Nam. 

- Xã hội: Xoá bỏ các quyền tự do dân chủ, tăng cường bắt lính, đàn áp nhân dân

- Kinh tế: tăng thuế, vơ vét phục vụ chiến tranh 

- Văn hoá – tư tưởng: cấm tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, tài liệu cách mạng.

Câu hỏi: Trình bày sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Đáp án chuẩn:

- Chuyển hướng chiến lược

- Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh: tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941), thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh 

- Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi sục trên cả nước 

- Cao trào kháng Nhật là cuộc tập dượt đấu tranh của quần chúng chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.

Câu hỏi: Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Đáp án chuẩn:

- Tháng 8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã. 

- Ngày 13-8-1945, thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp và xác định thời cơ, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. 

- Diễn biến các cuộc khởi nghĩa:

+ 14-8-1945: Quảng Ngãi, Thanh Hoá,...

+ 19-8-1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

+ 28-8-1945: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành được chính quyền.

- Ngày 30-8-1945, tại Huế, sụp đổ của chế độ quân chủ. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Câu hỏi:

– Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đáp án chuẩn:

  1. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

- Nguyên nhân thắng lợi: Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân Việt Nam, có truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường và tinh thần đoàn kết 

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Phá tan xiềng xích cai trị của Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ, giành độc lập cho đất nước, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ thế giới, cổ vũ tinh thần đấu tranh tự giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

  1. Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Đội tiên phong, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả quốc gia, dân tộc.

- Đảng đã đưa ra đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, tập hợp được lực lượng hùng hậu và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Lập bảng tóm tắt những sự kiện chính của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 theo mẫu sau vào vở ghi.

BÀI 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

Đáp án chuẩn:

 

1930 – 1931

1936 – 1939

1939 – 1945

Hoàn cảnh lịch sử

- Đại suy thoái kinh tế 

- Mâu thuẫn xã hội găy gắt

- Mặt trận Nhân dân Pháp 

- Chiến tranh thế giới thứ hai 

- Nhật xâm lược Đông Dương. 

- Pháp đầu hàng Nhật.

Nhiệm vụ, mục tiêu

- Chống phong kiến, đế quốc. 

- Giải phóng dân tộc. 

- Chống phát xít, chống chiến tranh. - Bảo vệ độc lập dân tộc. 

- Tự do dân chủ.

- Giải phóng dân tộc. 

- Đem lại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Diễn biến chính

- Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

 

- Phong trào đòi tự do dân chủ. 

 

- Cao trào kháng Nhật cứu nước. 

- Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Kết quả 

- Phong trào phát triển mạnh mẽ. 

- Bị đàn áp

- Mặt trận Dân chủ Đông Dương phát triển rộng rãi. 

 

- Cách mạng tháng Tám thành công. 

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Ý nghĩa

- Phong trào là bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. 

- Chứng minh khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Phong trào góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.

- Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. 

- Đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Đáp án chuẩn:

- "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" 

- "Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác