Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 6: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều bài 6: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  • A. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Thể hiện tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của nhân dân Việt Nam.
  • C. Thể hiện tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân Việt Nam đối với phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Câu 2: Tại sao Nghệ - Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

  • A. Diễn ra đồng đều, quyết liệt, một số nơi đã xuất hiện hình thái sơ khai của chính quyền cách mạng.
  • B. Phong trào ở đây đã khiến cho chính quyền thuộc địa hốt hoảng, phải tổ chức họp bàn cách đối phó.
  • C. Phong trào đấu tranh nổi bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân và công nhân.
  • D. Đã buộc thực dân Pháp và tay sai phải từ bỏ chính quyền ở cấp tỉnh.

Câu 3: Hoàn cảnh quốc tế nào sau đây có tác động tới phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1931?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng sang châu Á.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ra khắp châu Âu.
  • C. Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới gây hậu quả nặng nề đối với Việt Nam.
  • D. Nhật Bản xâm lược, câu kết với Pháp thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam. 

Câu 4: Sự kiện nào mở đầu cho phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931?

  • A. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định.
  • B. Cuộc bãi công của công nhân Đồn điền cao su Phú Riềng.
  • C. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn).
  • D. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỏ than Hòn Gai (Quảng Ninh).

Câu 5: Đâu không phải là hình thức đấu tranh được sử dụng trong phong trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939?

  • A. Phong trào mít tinh, biểu tình.
  • B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
  • C. Đấu tranh vũ trang ở một số tỉnh.
  • D. Đấu tranh nghị trường.

Câu 6: Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Đoàn kết toàn thể nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
  • B. Đoàn kết toàn thể nhân dân đánh đuổi Pháp, Nhật, giành độc lập dân tộc.
  • C. Huy động lực lượng toàn dân đánh đổ chế độ quân chủ, giành quyền dân chủ.
  • D. Tập hợp các đảng phái chính trị nhằm đánh đổ quân phiệt Nhật, giành độc lập dân tộc.

Câu 7: Sau khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào sau đây?

  • A. Tăng cường đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
  • B. Nới lỏng quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
  • C. Cho phép Việt Nam Quốc dân đảng được tự do hoạt động.
  • D. Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy vơ vét tài nguyên. 

Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  • A. Từ tháng 09/1930, phong trào cách mạng bị thực dân Pháp đàn áp và bước vào giai đoạn thoái trào.
  • B. Từ tháng 05/1931, phong trào lan rộng ra cả nước, đạt đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • C. Từ tháng 09/1930, phong trào lan rộng ra cả nước, đạt đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • D. Từ tháng 09/1930, phong trào diễn ra ở một số địa phương nhân ngày Quốc tế Lao động. 

Câu 9: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ở đâu?

  • A. Bắc Kạn.
  • B. Cao Bằng.
  • C. Yên Bái.
  • D. Tuyên Quang. 

Câu 10: Khu giải phóng Việt Bắc ra đời trên địa bàn của các tỉnh nào?

  • A. Thái Nguyên, Hoà Bình, Bắc Giang, Sơn La, Phú Thọ, Điện Biên. 
  • B. Hà Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Lào Cai. 
  • C. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
  • D. Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La.

Câu 11: Cao trào kháng Nhật cứu nước bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây?

  • A. Quân Nhật tiến vào Đông Dương, khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại.
  • B. Liên Xô tấn công vào sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức.
  • C. Quân Nhật tấn công quân Pháp và độc chiếm cai trị Đông Dương.
  • D. Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp cùng nhau cai trị Đông Dương.

Câu 12: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào thời gian nào?

  • A. 09/03/1945.
  • B. 12/03/1945.
  • C. 15/04/1945.
  • D. 06/03/1945.

Câu 13: Sự kiện quốc tế nào sau đây đã tạo điều kiện khách quan cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 tại Việt Nam?

  • A. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
  • B. Hồng quân Liên Xô đánh bại quân Quan Đông của Nhật Bản.
  • C. Phát xít Đức tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
  • D. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

Câu 14: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 - 1931 ở Việt Nam?

  • A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
  • B. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt.
  • C. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 15: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) lại ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam?

  • A. Vì cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu.
  • B. Vì nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp.
  • C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp.
  • D. Vì nền kinh tế của Việt Nam bị suy yếu nặng nề. 

Câu 16: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  • A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.
  • B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.
  • D. Nhờ có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Câu 17: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Bài học kinh nghiệm về xây dựng liên minh công - nông - trí.
  • B. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
  • C. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
  • D. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp. 

Câu 18: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?

  • A. Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày.
  • B. Tự do dân chủ và Cơm áo hoà bình.
  • C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian và Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến.
  • D. Chống đế quốc và Chống phát xít.

Câu 19: Hiện tượng gì xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 01/05/1930?

  • A. Lá cờ hình ngôi sao tung bay.
  • B. Cột mốc ranh giới.
  • C. Đội quân giặc trú ngụ.
  • D. Lá cờ đỏ búa liềm tung bay.

Câu 20: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

  • A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú.
  • B. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.
  • C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
  • D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác