Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ hội của Việt Nam về lao động trong Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là gì?

  • A. Sự cạnh tranh của lao động nước ngoài đối với thị trường lao động Việt Nam nói riêng và thị trường lao động khu vực ASEAN nói chung.
  • B. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nước thông qua cơ chế thừa nhận lẫn nhau về bằng cấp, chứng chỉ.
  • C. Việc đáp ứng điều kiện lao động có tay nghề để được tự do di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực còn hạn chế.
  • D. Vấn đề ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp là trở ngại lớn của lao động Việt Nam.

Câu 2: Về lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam là thành viên trong Cộng đồng ASEAN đã tham gia như thế nào?

  • A. Tham gia tự do trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ gián tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm, và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
  • B. Chấp nhận tự do các dịch vụ gửi tiền, cho vay các hình thức, tự do các phương tiện hình thức thanh toán, bảo lãnh.
  • C. Chưa sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực: quản lý tài khoản đầu tư của khách, quản lý tài sản, bảo lãnh thanh toán với tài sản tài chính. 
  • D. Chưa sẵn lòng tham gia vào việc cung cấp và trao đổi các thông tin, dữ liệu tài chính và các phầm mềm xử lí.

Câu 3: : Năm 2021, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ mấy thế giới?

  • A. Thứ hai.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ năm.
  • D. Thứ mười.

Câu 4: Dự báo đến năm 2030, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ mấy thế giới?

  • A. Thứ hai.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ tư.
  • D. Thứ năm.

Câu 5: Khác biệt giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng ASEAN (AC) là gì?

  • A. Mức độ liên kết khu vực trong ASEAN sâu sắc hơn ở AC.
  • B. AC là tổ chức liên minh chính phủ vững mạnh hơn ASEAN.
  • C. Có đồng tiền chung.
  • D. AC là một cộng đồng mở, mở rộng hợp tác với bên ngoài, có thể chia sẻ các thành quả hội nhập kinh tế cho các nước không phải là thành viên.

Câu 6: Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên trụ cột nào?

  • A. Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. 
  • B. “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”. 
  • C. Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội 
  • D. Hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Câu 7: Cộng đồng ASEAN được thành lập vào thời gian nào?

  • A. 31-12-2015.
  • B. 22-11-2015.
  • C. 20-11-2015.
  • D. 30-12-2015.

Câu 8: Lễ kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào thời gian nào?

  • A. 31-12-2015.
  • B. 22-11-2015.
  • C. 20-11-2015.
  • D. 30-12-2015.

Câu 9: Ngày 21/11/2015, ASEAN ra Tuyên bố Cu-la-Lăm-pơ về việc gì?

  • A. Thành lập Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. 
  • B. Thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC, APEC, ASCC.
  • C. Thành lập Cộng đồng ASEAN. 
  • D. Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Câu 10: Nỗ lực của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN là:

  • A. Tạo dựng khu vực ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
  • B. Xây dựng một cộng đồng lấy con người làm trung tâm.
  • C. Xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc. 
  • D. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới.

Câu 11: Phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội là nỗ lực của:

  • A. APSC.
  • B. AEC.
  • C. ASEAN.
  • D. ASCC.

Câu 12: ASCC là:

  • A. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN.
  • B. Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
  • C. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN.
  • D. Cộng đồng Ngoại giao ASEAN. 

Câu 13: Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) hướng đến xây dựng:

  • A. Bản sắc văn hóa ASEAN. 
  • B. Thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất. 
  • C. Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. 
  • D. Cộng đồng lấy con người làm trung tâm. 

Câu 14: Tháng 11/2020, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 triển khai soạn thảo:

  • A. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
  • B. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
  • C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2030.
  • D. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2030.

Câu 15: Tháng 11/2020, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức tại:

  • A. Băng Cốc (Thái Lan).
  • B. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
  • C. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
  • D. Hà Nội (Việt Nam).

Câu 16: Bối cảnh khi xây dựng Cộng đồng ASEAN là

  • A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa hai cường quốc Liên Xô – Trung Quốc.
  • B. Nhu cầu hợp tác và phát triển chung của các nước Đông Nam Á.
  • C. Chiến tranh lạnh dần suy yếu.
  • D. Các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của Pháp.

Câu 17: Đâu không phải là một trong những sự kiện liên quan đến ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN?

  • A. Tháng 12/1997, văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020  xác định mục tiêu đưa ASEAN thành một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
  • B. Tháng 10/2003, ASEAN kí Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li), đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN.
  • C. Tháng 01/2007, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN. 
  • D. Tháng 2/2009, ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn từ 2009 – 2015. 

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN?

  • A. Tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển.
  • B. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh.
  • C. Nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
  • D. Tạo dựng sự cạnh tranh, phát triển kinh tế của các quốc gia.

Câu 19: Đâu không phải là trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

  • A. Cộng đồng Chia sẻ tương lai Việt Nam.
  • B. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC).
  • C. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
  • D. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

Câu 20: Nội dung nào không phải là thách thức của Cộng đồng ASEAN?

  • A. Chính trị ở một số nước còn phức tạp, tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương.
  • B. Chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,...
  • C. Vị thế đối ngoại ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác