Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri là 

  • A. báo Nhân đạo. 
  • B. báo Đời sống nhân dân.
  • C. báo Thanh niên.
  • D. báo Người cùng khổ.

Câu 2: Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là

  • A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
  • B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  • D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 3: Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945? 

  • A. Nhiệm vụ, mục tiêu.
  • B. Tính chất và hình thức hoạt động.
  • C. Động lực cách mạng.
  • D. Mối quan hệ quốc tế.

Câu 4: Hai nhân vật có vai trò quan trọng trong việc kí kết Hiệp định Pa-ri được mệnh danh là những “huyền thoại ngoại giao” – đối với cả ta và Mĩ. Họ là ai? 

  • A. Nguyễn Hữu Thọ và H. Kissinger.
  • B. Lê Hữu Thọ và H. Kissinger.
  • C. Lê Đức Thọ và H. Kissinger.
  • D. Nguyễn Đức Thọ và H. Kissinger.

Câu 5: Đâu không phải là điểm hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã được hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục? 

  • A. Quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày.
  • B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định.
  • C. Không có sự phân chia rõ ràng về vùng kiểm soát của các lực lượng.
  • D. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 6: Ngày 03-10-1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra thông cáo về chính sách đối ngoại Việt Nam khẳng định

  • A. tính hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ.
  • C. mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn của Việt Nam.
  • D. xây dựng nền hòa bình thế giới lâu dài.

Câu 7: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với

  • A. chủ nghĩa Mác Lê-nin.
  • B. tư bản chủ nghĩa.
  • C. xã hội chủ nghĩa.
  • D. tinh thần quốc tế.

Câu 8: Trọng tâm hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là

  • A. giải quyết nạn đói.
  • B. phục vụ cho kháng chiến.
  • C. giải quyết nạn dốt.
  • D. vận động nhân dân kháng chiến.

Câu 9: Hiệp định Sơ bộ được Việt Nam kí với Pháp vào

  • A. 6-3-1954.
  • B. 12-12-1946.
  • C. 14-9-1945.
  • D. 6-3-1946.

Câu 10: Tạm ước Việt – Pháp được Việt Nam kí với Pháp vào

  • A. 14-9-1946.
  • B. 12-12-1946.
  • C. 14-9-1945.
  • D. 6-3-1946.

Câu 11: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 4-1951.
  • B. Tháng 2-1951.
  • C. Tháng 3-1951.
  • D. Tháng 5-1952.

Câu 12: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập ở đâu?

  • A. Tuyên Quang.
  • B. Cao Bằng.
  • C. Thái Nguyên.
  • D. Lạng Sơn.

Câu 13: Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào thời gian nào?

  • A.  Năm 1954.
  • B. Năm 1955.
  • C. Năm 1956.
  • D. Năm 1957.

Câu 14: Năm 1965, Hội nghị nhândân ba nước Đông Dương diễn ra tại đâu?

  • A. Hà Nội (Việt Nam).
  • B. Phnôm Pênh (Lào).
  • C. Viêng Chăn (Lào).
  • D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 15: Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung vào thời gian nào?

  • A. Năm 1965.
  • B. Năm 1967.
  • C. Năm 1970.
  • D. Năm 1972.

Câu 16:Ý nào dưới đây là mục đích hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc những năm 1920-1930?

  • A. Trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
  • B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần của nhân dân Lào, Xiêm và Trung Quốc.
  • D. Tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng.

Câu 17: Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm mục đích gì?

  • A. Phục vụ đấu tranh, hoàn thành thống nhất đất nước.
  • B. Giải quyết vấn đề thuộc địa của các nước.
  • C. Xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới.
  • D. Tìm kiếm sự trợ giúp, ủng hộ của các nước thuộc địa.

Câu 18:Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  • A. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.
  • B. Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa.
  • D. Thể hiện thiện chí hòa bình.

Câu 19:Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ tháng 09-1945 đến tháng 12-1946?

  • A. Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.                            
  • B. Khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Chủ động triển khai hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc.
  • D. Thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, kí Hiệp định Sơ bộ, kí Tạm ước.

Câu 20:Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã

  • A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
  • B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
  • C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
  • D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác