Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? 

  • A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23 – 9 – 1945). 
  • B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, Hải Phòng (tháng 11 – 1946). 
  • C. Pháp gây hấn ở Hà Nội: đốt nhà Thông tin, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (12 – 1946). 
  • D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18 – 12 – 1946).

Câu 2: Căn cứ địa chính của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là 

  • A. Căn cứ Cao – Bắc – Lạng.
  • B. Căn cứ địa Việt Bắc.
  • C. Liên khu III.
  • D. Liên khu IV.

Câu 3: Lực lượng vũ trang nào giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946 – đầu năm 1947? 

  • A. Việt Nam giải phóng quân.
  • B. Vệ quốc đoàn.
  • C. Trung đoàn Thủ đô.
  • D. Cứu quốc quân.

Câu 4: Ngày 19 – 12 – 1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

  • A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi. 
  • B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi.
  • C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.
  • D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.

Câu 5: Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 

  • A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  • B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  • C. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952.
  • D. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 6: Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? 

  • A. Cao Bằng.
  • B. Thất Khê.
  • C. Đông Khê.
  • D. Na Sầm.

Câu 7: Sau chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, quân đội ta đã 

  • A. Thực hiện phương châm đánh nhanh thắng nhanh. 
  • B. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 
  • C. Chuyển sang tiến hành kháng chiến trường kì. 
  • D. Thực hiện các cuộc tiến công quân sự lớn trong phạm vi cả nước.

Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2 – 1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành

  • A. Đảng Lao động Đông Dương.
  • B. Đảng Lao động Việt Nam.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 9: Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) là 

  • A. Triệt đường liên lạc giữa ta với quốc tế. 
  • B. Phá hoại các cơ sở kinh tế kháng chiến của ta. 
  • C. Thành lập chính phủ bù nhìn. 
  • D. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.

Câu 10: Đâu không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra? 

  • A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
  • B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
  • C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
  • D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp.

Câu 11: Đâu không phải nguyên nhân để Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? 

  • A. Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi.
  • B. Để làm thất bại âm mưu của Pháp – Mỹ.
  • C. Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới.
  • D. Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp.

Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 là gì? 

  • A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 
  • B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. 
  • C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
  • D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác và toàn diện về tình hình nước ta trong năm 1950? 

  • A. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. 
  • B. Tuy nước ta giành được ưu thế tuyệt đối sau đó đế quốc Mỹ can thiệp nên ta gặp nhiều khó khăn. 
  • C. Thời cơ chiến lược mới đã đến, nước ta có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • D. Nhân dân ta có thêm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Câu 14: Yếu tố nào tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945 – 1954) thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập? 

  • A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. 
  • B. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang Châu Á. 
  • C. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước đế quốc suy yếu. 
  • D. Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Câu 15: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)? 

  • A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp ở nước ta. 
  • B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. 
  • C. Đánh dấu mốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 
  • D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Câu 16: Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là 

  • A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.
  • B. trận Đèo Bông Lau.
  • C. trận Thất Khê.
  • D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.

Câu 17: Chính sách “dùng người Việt đánh Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam vào thời điểm nào? 

  • A. Trong những năm 1945 – 1946. 
  • B. Sau cuộc chiến đấu ở các đô thị. 
  • C. Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947. 
  • D. Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

Câu 18: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947? 

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Hoàng Văn Thái.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Văn Tiến Dũng.

Câu 19: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950? 

  • A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.
  • B. Tiêu hao sinh lực địch. 
  • C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận. 
  • D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi, chủ động đánh địch khi có cơ hội.

Câu 20: Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) ở Việt Nam là 

  • A. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. 
  • B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi. 
  • C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. 
  • D. có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác