Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào thời gian nào?

  • A. 23/9/1945.
  • B. 6/3/1946.
  • C. 18/12/1946.
  • D. 19/12/1946.

Câu 2: Trung ương Đảng đã chọn ngày 19/12/1946 là ngày quyết định phát động toàn quốc kháng chiến tại:

  • A. cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi ta kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
  • B. cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi Hội nghị trù bị ở Đà Lạt thất bại (tháng 5/1946).
  • C. cuộc họp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi đón phái đoàn Việt Nam trở về từ Hội nghị Phôngtennơblô.
  • D. cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng tại Vạn Phúc - Hà Đông (tháng 12/1946).

Câu 3: Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra:

  • A. Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa.
  • B. Quân lệnh số 1.
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Câu 4: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng là:

  • A. toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh.
  • B. toàn dân, toàn diện, trường kì, chỉ dựa vào sức lực bản thân.
  • C. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và không dựa vào ủng hộ quốc tế.
  • D. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 5: Cuộc kháng chống Pháp của nhân dân Việt Nam được phát động trong hoàn cảnh nào?

  • A. phong trào cách mạng thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào.
  • B. ta vẫn chưa được nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
  • C. ta chỉ nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần của Liên Xô và Trung Quốc.
  • D. Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.

Câu 6: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối năm 1946 – đầu năm 1947) đã:

  • A. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • B. tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
  • C. tiêu diệt hoàn toàn lực lượng quân Pháp ở đây.
  • D. đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

Câu 7: Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947 là gì?

  • A. đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
  • B. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • C. bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
  • D. tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.

Câu 8: Văn kiện nào sau đây không phản ánh đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

  • A. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (1951).
  • B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12/12/1946).
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).
  • D. Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).

Câu 9: Mặt trận đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là:

  • A. Mặt trận Việt Minh.
  • B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
  • D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 10: Thắng lợi nào của Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch ”đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với Việt Nam?

  • A. Việt Bắc thu - đông (1947).
  • B. Biên giới thu - đông 1950.
  • C. Chiến dịch Tây Bắc (1953).
  • D. Chiến dịch Tây Nguyên (1954).

Câu 11: Cuộc tiến quân lên Việt Bắc năm 1947 của Pháp diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ ngày 10 - 7 đến 19 - 12 - 1947.
  • B. Từ ngày 7 - 10 đến 19 - 12 - 1947.
  • C. Từ ngày 17 - 10 đến 29 - 12 - 1947.
  • D. Từ ngày 10 - 7 đến 12 - 9 - 1947.

Câu 12: Năm 1947, thực dân Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương chia thành 3 cánh mở cuộc tiến công

  • A. Tây Bắc.
  • B. Điện Biên Phủ.
  • C. Hà Nội.
  • D. Việt Bắc.

Câu 13: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã:

  • A. giúp quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính.
  • B. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • C. giúp ta đã giành thế chủ động trên toàn bộ chiến trường.
  • D. đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

Câu 14: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến ở Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

  • A. Tấn công nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
  • B. Tiến công thần tốc, táo bạo, đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp.
  • C. Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
  • D. Đánh vào nơi quan trọng, làm cho Pháp gặp khó khăn phải rút quân về nước.

Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  • A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  • B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
  • C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
  • D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

Câu 16: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

  • A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
  • C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
  • D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Câu 17: Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?

  • A. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
  • B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • C. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
  • D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Câu 18: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950

  • A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.
  • B. Tiêu hao sinh lực địch.
  • C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận.
  • D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi.

Câu 19: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian nào?

  • A. từ ngày 12-3-1954 đến ngày 7-5-1954
  • B. từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954
  • C. từ ngày 14-3-1954 đến ngày 7-5-1954
  • D. từ ngày 15-3-1954 đến ngày 7-5-1954

Câu 20: Đâu là nguyên nhân khách quan của thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

  • A. Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.
  • B. Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
  • D. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về moi mặt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác