Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Quân lệnh số 1 được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào?

  • A. Quân đội Nhật Bản xâm lược Đông Dương.
  • B. Phát xít Nhật sắp đầu hàng Đồng minh.
  • C. Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp.
  • D. Quân Đồng minh và Đông Dương giải giáp phát xít Nhật.

Câu 2: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra ở đâu?

  • A. Định Hóa (Thái Nguyên).
  • B. Tân Trào (Tuyên Quang).
  • C. Pác Bó (Cao Bằng).
  • D. Bắc Sơn (Lạng Sơn).

Câu 3: Lực lượng vũ trang nào giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946 – đầu năm 1947?

  • A. Việt Nam giải phóng quân.
  • B. Vệ quốc đoàn.
  • C. Trung đoàn Thủ đô.
  • D. Cứu quốc quân.

Câu 4: Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại bùng nổ ngày 19 – 12 – 1946?

  • A. Chúng ta đã nhân nhượng hết mức có thể.
  • B. Sau hiệp định Sơ Bộ, Tạm ước Pháp bội ước và tiến công ta.
  • C. Ta và Pháp không thỏa thuận được hòa bình.
  • D. Pháp đòi hỏi những ưu sách bất lợi cho ta.

Câu 5: Ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trao quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng... Những động thái trên chứng tỏ

  • A. hành động xâm lược mở rộng Việt Nam lần thứ hai của Pháp đã quá rõ ràng.
  • B. thực dân Pháp không tôn trọng với bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí.
  • C. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội và miền Bắc.
  • D. điều kiện thương lượng, đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947) là 

  • A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội.
  • B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh; buộc địch phải bị động chuyển sang đánh lâu dài.
  • C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não. 
  • D. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù.

Câu 7: Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) là 

  • A. Triệt đường liên lạc giữa ta với quốc tế. 
  • B. Phá hoại các cơ sở kinh tế kháng chiến của ta. 
  • C. Thành lập chính phủ bù nhìn. 
  • D. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.

Câu 8: Yếu tố nào tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945 – 1954) thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập? 

  • A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. 
  • B. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang Châu Á. 
  • C. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước đế quốc suy yếu. 
  • D. Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Câu 9: “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...”. 

Đoạn trích trên nằm trong

  • A. chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  • B. tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi.
  • C. lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • D. chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Câu 10: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào? 

  • A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
  • B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  • C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  • D. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952.

Câu 11: Hướng tiến công từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc do binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhiệm? 

  • A. Binh đoàn dù.
  • B. Binh đoàn bộ binh.
  • C. Binh đoàn thủy quân lục chiến.
  • D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến.

Câu 12: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947? 

  • A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở. 
  • B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. 
  • C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta. 
  • D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.

Câu 13: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950? 

  • A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.
  • B. Tiêu hao sinh lực địch. 
  • C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận. 
  • D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi, chủ động đánh địch khi có cơ hội.

Câu 14: Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là

  • A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • B. đất nước chưa được thống nhất.
  • C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
  • C. cả nước độc lập, thống nhất.

Câu 15: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?

  • A. Giải phóng giai cấp nông dân.
  • B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • C. Khôi phục kinh tế.
  • D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa

Câu 16: Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” nhằm mục đích gì?

  • A. Buộc phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mỹ.
  • B. Lấy cớ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
  • C. Buộc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải rút quân ra miền Bắc.
  • D. Lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân.

Câu 17: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu

  • A. quân đội Sài Gòn.
  • B. quân Mỹ.
  • C. quân đồng minh của Mỹ.
  • D. cố vấn Mỹ.

Câu 18: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với Việt Nam?

  • A. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng.
  • B. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.
  • D. Mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 19: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là

  • A. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
  • B. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương. 
  • C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. 
  • D. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 20: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều

  • A. tiếp tục bảo vệ thành quả cách mạng bằng con đường bạo lực.
  • B. làm thất bại mục tiêu hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
  • C. được phát động trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh.
  • D. phát triển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh phải phóng.

Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và chiến lược Chiến tranh cục bộ là gì?

  • A. Hình thức chiến tranh xâm lược.
  • B. Chủ động phá hoạt miền Bắc Việt Nam.
  • C. Hoạt động dồn dập lập ấp chiến lược.
  • D. Vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường,

Câu 22: Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dần trở nên căng thẳng, Trung Quốc đã

  • A. mở cuộc tấn công ào ạt trên 9 tỉnh biên giới Việt – Trung.
  • B. hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
  • C. mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang.
  • D. đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Câu 23: Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?

  • A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
  • B. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, an ninh – quốc phòng.
  • D. Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Câu 24: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là 

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Thái Lan.

Câu 25: Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột biên giới vào thời gian nào?

  • A. sau 30-04-1975.
  • B. tháng 02-1975 đến tháng 04-1977.
  • C. tháng 04-1977.
  • D. sau 30-04-1975 đến tháng 04-1977.

Câu 26: Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. Ngày 05-10-1979.
  • B. Ngày 10-05-1989.
  • C. Ngày 05-03-1978.
  • D. Ngày 05-03-1979.

Câu 27: Địa điểm nào trở thành chiến trường ác liệt giữa quân ta và Trung Quốc giai đoạn 1984 – 1989?

  • A. Thổ Chu (Phú Quốc).
  • B. Vị Xuyên (Hà Giang).
  • C. Quy Nhơn (Nha Trang).
  • D. Bãi Cháy (Quảng Ninh).

Câu 28: Đâu không phải hành động của Việt Nam đối với các tranh chấp biển, đảo ở Việt Nam?

  • A. Đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông.
  • B. Phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
  • C. Không tuân thủ các quy định quốc tế và các quyết định của tòa án quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp biển, đảo.
  • D. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hóa xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác