Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài học kinh nghiệm quan trọng nào từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay?

  • A. Phân hóa, cô lập kẻ thù, chớp thời cơ linh hoạt.
  • B. Tăng cường quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • C. Nhạy bén trước tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • D. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 2: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước ta đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói trước mắt?

  • A. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo.
  • B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
  • C. Lập hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “Ngày đồng tâm”.
  • D. Cải tiến kĩ thuật gieo trồng.

Câu 3: Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

  • A. Hũ gạo cứu đói. 
  • B. Tổ chức “Ngày đồng tâm”.
  • C. Nha bình dân học vụ.
  • D. Cơ quan Giáo dục quốc gia.

Câu 4: Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?

  • A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.
  • B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh.
  • C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.
  • D. Có đường lối đúng đắn, phù hợp.

Câu 5: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là

  • A. Nhân nhượng với kẻ thù.
  • B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
  • C. Linh hoạt, mềm dẻo, không khéo nhưng cương quyết giữ vững độc lập chính quyền lãnh thổ.
  • D. Cương quyết trong đấu tranh.

Câu 6: Quân lệnh số 1 được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào?

  • A. Quân đội Nhật Bản xâm lược Đông Dương.
  • B. Phát xít Nhật sắp đầu hàng Đồng minh.
  • C. Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp.
  • D. Quân Đồng minh và Đông Dương giải giáp phát xít Nhật.

Câu 7: Quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố bởi

  • A. Mặt trận Việt Minh.
  • B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
  • D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Câu 8: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra ở đâu?

  • A. Định Hóa (Thái Nguyên).
  • B. Tân Trào (Tuyên Quang).
  • C. Pác Bó (Cao Bằng).
  • D. Bắc Sơn (Lạng Sơn).

Câu 9: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 15 đến 19 - 8 - 1945.
  • B. Ngày 15 đến 17 - 8 - 1945.
  • C. Ngày 10 đến 20 - 8 - 1945.
  • D. Ngày 14 đến 15 - 8 - 1945.

Câu 10: Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do ai lãnh đạo làm Chủ tịch?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Võ Nguyên Giáp.
  • C. Trần Phú.
  • D. Phan Bội Châu.

Câu 11: Ngày 30-8-1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

  • A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
  • B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.
  • C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
  • D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

Câu 12: Ngày 23-8-1945 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Hồng quân Liên Xô tấn công quân đội Nhật Bản.
  • B. Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
  • C. Khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở Huế.
  • D. Quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

Câu 13: Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo được thể hiện ở

  • A. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
  • B. Dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
  • C. Đảng Cộng sản Đông Dương có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm.
  • D. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, củng cố.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.
  • B. Góp phần vào chiến thắng của phe Đồng minh chống phát xít.
  • C. Mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do.
  • D. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 15: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?

  • A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường, bất khuất.
  • B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.
  • C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.

Câu 16:Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.
  • B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
  • D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Câu 17:Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

  • A. Từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.
  • B. Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu (tháng 5-1945).
  • C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.
  • D. Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 18: Ý nào dưới đây không phải là bối cảnh tình hình thế giới của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
  • B. Đại hội Tân Trào được tổ chức nhất trí tán thành Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
  • C. Ở châu Âu, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5-1945).
  • D. Ở châu Á, Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8-1945).

Câu 19: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là 

  • A. Chính quyền cách mạng non trẻ.
  • B. Kinh tế - tài chính kiệt quệ.
  • C. Văn hóa lạc hậu.
  • D. Ngoại xâm và nội phản.

Câu 20: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Sự chuẩn bị lâu dài của Đảng và nhân dân ta trong 15 năm.
  • B. Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Chiến thắng của quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • D. Biết chớp thời ca phát động quần chúng nhân dân nổi dậy trong cả nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác