Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

  • A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
  • B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
  • D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.

Câu 2: Cuối tháng 8-1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Anh, Pháp.
  • B. Anh, Trung Hoa dân quốc.
  • C. Nhật, Pháp.
  • D. Pháp, Trung Hoa dân quốc.

Câu 3: Tháng 8-1945, điều kiện khách quan bên ngoài tạo thuận lợi thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập là

  • A. sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu.
  • B. sự đầu hàng của phát xít I-ta-li-a và phát xít Đức.
  • C. sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.
  • D. sự thắng lợi của phe Đồng minh.

Câu 4: Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo được thể hiện ở

  • A. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
  • B. Dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
  • C. Đảng Cộng sản Đông Dương có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm.
  • D. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, củng cố.

Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.
  • B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
  • D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Sự chuẩn bị lâu dài của Đảng và nhân dân ta trong 15 năm.
  • B. Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Chiến thắng của quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • D. Biết chớp thời ca phát động quần chúng nhân dân nổi dậy trong cả nước.

Câu 7: Quan sát tư liệu sau:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” được trích trong

  • A. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. Cương lĩnh chính trị.
  • C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 15.
  • D. Văn kiện đại hội 13 của Đảng.

Câu 8: Bài học kinh nghiệm quan trọng nào từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay?

  • A. Phân hóa, cô lập kẻ thù, chớp thời cơ linh hoạt.
  • B. Tăng cường quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • C. Nhạy bén trước tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • D. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 9: Ngày 23 – 9 – 1945 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?

  • A. Pháp đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.
  • B. Pháp hoàn thành xâm lược Nam Bộ.
  • C. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết.
  • D. Pháp đòi nắm quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

Câu 10: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? 

  • A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23 – 9 – 1945). 
  • B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, Hải Phòng (tháng 11 – 1946). 
  • C. Pháp gây hấn ở Hà Nội: đốt nhà Thông tin, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (12 – 1946). 
  • D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18 – 12 – 1946).

Câu 11: Ngày 19 – 12 – 1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

  • A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi. 
  • B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi.
  • C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.
  • D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.

Câu 12: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì? 

  • A. Tiêu hao sinh lực địch. 
  • B. Giam chân địch trong các đô thị. 
  • C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị. 
  • D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 13: Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

  • A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
  • B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.
  • C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 14: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là 

  • A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  • B. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
  • C. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được củng cố.
  • D. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ,…

Câu 15: Các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” thể hiện nội dung

  • A. đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
  • B. đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng.
  • C. đường lối kiến quốc của Đảng.
  • D. đường lối đổi mới của Đảng.

Câu 16: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

  • A. Ngày 20-11-1960.
  • B. Ngày 20-10-1960.
  • C. Ngày 20-12-1960.
  • D. Ngày 20-09-1960.

Câu 17: Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền nào?

  • A. Mỹ - Diệm.
  • B. Pháp.
  • C. Nhật.
  • D. Đức.

Câu 18: Sự kiện nào buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?

  • A. Chiến thắng của nhân dân hai miền Nam – Bắc vào cuối năm 1968.
  • B. Âm mưu phá hoại miền Bắc của Mỹ bị đánh bại.
  • C. Mỹ bị bất ngờ tấn công vào xuân 1968.
  • D. Giôn-sơn lên làm Tổng thống Mỹ.

Câu 19: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? 

  • A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.
  • B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  • C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  • D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.

Câu 20: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là 

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
  • B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 21: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

  • A. Quan trọng nhất.
  • B. Cơ bản nhất.
  • C. Quyết định trực tiếp.
  • D. Quyết định nhất.

Câu 22: “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào? 

  • A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét.
  • B. Phá ấp chiến lược.
  • C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.
  • D. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

Câu 23: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam thuộc học thuyết nào của Mỹ trong chiến lược toàn cầu?

  • A. Phản ứng linh hoạt.
  • B. Ngăn đe thực tế.
  • C. Chính sách thực lực.
  • D. Bên miệng hố chiến tranh.

Câu 24: Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm? 

  • A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963).
  • B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963).
  • C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963).
  • D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963).

Câu 25: Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành? 

  • A. Luật Kinh tế Việt Nam. 
  • B. Luật Biển Việt Nam. 
  • C. Luật Hàng hải Việt Nam. 
  • D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.

Câu 26: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam khi buộc Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam được đăng trên báo nào?

  • A. Báo Nhân dân.
  • B. Báo Thanh niên.
  • C. Báo Người cùng khổ.
  • D. Báo Cộng sản.

Câu 27: Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền 

  • A. Việt Nam Cộng hòa. 
  • B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
  • C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. 
  • D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 28: Theo Luật Biển Việt Nam, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào? 

  • A. Bộ Công an.​ 
  • B. Bộ Tư pháp.​ 
  • C. Tòa án nhân dân tối cao.​​ 
  • D. Bộ Ngoại giao.

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác