Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là 

  • A. Tự túc được một phần lương thực.
  • B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
  • C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á.
  • D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Câu 2: : Trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, nền kinh tế nước ta cần phải vượt qua những thách thức nào?

  • A. Đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
  • B. Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng.
  • C. Thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
  • D. Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

Câu 3: Tại sao năm 2020 và 2021, mức tăng trưởng kinh tế GDP chỉ đạt 2,91% và 2,59%?

  • A. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
  • B. Do khủng hoảng tài chính châu Á.
  • C. Do khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
  • D. Do người tiêu dùng chuyển sang mua hàng online.

Câu 4: Khuyết điểm và yếu kém của Việt Nam sau 10 năm Đổi mới là

  • A. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
  • B. Nước ta còn nghèo và kém phát triển, chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
  • C. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
  • D. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.

Câu 5: Trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong xã hội hiện đại ngày nay là gì?

  • A. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn.
  • B. Ủng hộ những hành vi tệ nạn xã hội.
  • C. Mê tín đồng bóng, bói toán,...
  • D. Có lối sống xa đọa trụy lạc.

Câu 6: Trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong xã hội hiện đại ngày nay là gì?

  • A. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn.
  • B. Ủng hộ những hành vi tệ nạn xã hội.
  • C. Mê tín đồng bóng, bói toán,...
  • D. Có lối sống xa đọa trụy lạc.

Câu 7: Khu chế xuất đầu tiên của nước Việt Nam là

  • A. Khu chế xuất Linh Trung I.
  • B. Khu chế xuất Linh Trung II.
  • C. Khu chế xuất Tân Thuận. 
  • D. Khu chế xuất Long Thành.

Câu 8: Khẩu hiệu của Biểu trưng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam là

  • A. Vì Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh và văn minh.
  • B. Chung tay cải cách thủ tục hành chính.
  • C. Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị.
  • D. Hồn tổ quốc ngự trong rừng sâu thẳm.

Câu 9: Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 2001.
  • B. Năm 2000.
  • C. Năm 2003.
  • D. Năm 2004.

Câu 10: Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

  • A. 142 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • B. 126 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • C. 193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • D. 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Câu 11: Một trong những nguyên tắc hàng đầu được thực hiện trong quá trình đổi mới ở Việt Nam là

  • A. coi nội lực là nhân tố quyết định.
  • B. đảm bảo độc lập dân tộc và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
  • C. tiến hành đồng bộ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
  • D. đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Câu 12: Đâu không phải nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

  • A. Kinh tế đối ngoại phát triển.
  • B. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng.
  • C. Thị trường xuất khẩu giảm.
  • D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.

Câu 13: Đâu không phải là thành tựu cơ bản về văn hóa – xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.
  • B. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.
  • C. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
  • D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 14: Thành tựu hội nhập quốc tế về chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

  • A. Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
  • B. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
  • D. Triển khai hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về văn hóa từ năm 1986 đến nay?

  • A. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí còn lạc hậu, chưa phát triển.
  • B. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
  • C. Nhiều di sản lịch sử, văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của thế giới.
  • D. Các phong trào xây dựng về đời sống văn hóa, gia đình văn hóa đạt kết quả tích cực.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về xã hội từ năm 1986 đến nay?

  • A. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng.
  • B.  Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu chế tạo.
  • C. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.
  • D. Nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,... được đáp ứng tốt hơn.

Câu 17: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp được thể hiện ở

  • A. Nhân dân được phát huy quyền làm chủ, lao động sáng tạo.
  • B. Khơi nguồn sáng tạo, chủ động và phát huy các nguồn lực của nhân dân trong cơ chế thị trường.
  • C. Đổi mới từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn hành động.
  • D. Kết hợp nội lực, ngoại lực tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh và bền vững.

Câu 18: Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân được thể hiện ở

  • A. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới. 
  • B. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước, cả hệ thống chính trị.
  • C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • D. Phát huy, khai thác các nguồn lực trong nước.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?

  • A. Lạm phát được kiểm soát tốt.
  • B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến.
  • C. Mức sống của dân cư rất cao.
  • D. Tăng trưởng kinh tế khá cao.

Câu 20: Đâu không phải là thành tựu chủ yếu về hội nhập quốc tế của Việt Nam?

  • A. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.
  • B. Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao,…
  • C. Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh,…của khu vực và quốc tế.
  • D. Từ hội nhập kinh tế khu vực đến hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác