Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp, sang mô hình:

  • A. kinh tế hỗn hợp.
  • B. kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
  • C. kinh tế xanh.
  • D. kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Câu 2: Trong suốt quá trình đổi mới, lĩnh vực nào là lĩnh vực trọng tâm?

  • A. Kinh tế.
  • B. Ngoại giao.
  • C. Xã hội.
  • D. Văn hóa

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về thành tựu đổi mới về kinh tế trong công cuộc Đổi mới?

  • A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
  • B. Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
  • C. Hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn.
  • D. Phát triển theo hướng bền vững.

Câu 4: Năm 2020, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn đứng thứ mấy trong ASEAN?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 5: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là:

  • A. Kinh tế tập thể.
  • B. Kinh tế tư nhân.
  • C. Kinh tế nhà nước.
  • D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6: Thành phần kinh tế nào trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế?

  • A. Kinh tế tập thể.
  • B. Kinh tế tư nhân.
  • C. Kinh tế nhà nước.
  • D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 7: Tốc độ tăng trưởng trung bình của nước ta là:

  • A. Khoảng 5%/năm
  • B. Khoảng 6%/năm
  • C. Khoảng 7%/năm
  • D. Khoảng 8%năm

Câu 8: Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm:

  • A. Năm 2000.
  • B. Năm 2001.
  • C. Năm 2003.
  • D. Năm 2004.

Câu 9: Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với:

  • A. 126 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • B. 142 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • C. 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • D. 192 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Câu 10: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

  • A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • B. Đổi mới toàn diện, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
  • C. Đổi mới phải vì lợi ích của cá nhân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cá nhân đó.
  • D. Kết hợp nội lực và ngoại lực, kết hơp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Câu 11: Đâu không phải nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

  • A. Kinh tế đối ngoại phát triển.
  • B. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng.
  • C. Thị trường xuất khẩu giảm.
  • D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.

Câu 12: Đâu không phải là thành tựu cơ bản về văn hóa – xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.
  • B. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.
  • C. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
  • D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 13: Đâu là thành tựu hội nhập quốc tế về chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
  • B. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
  • D. Triển khai hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về văn hóa từ năm 1986 đến nay?

  • A. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí còn lạc hậu, chưa phát triển.
  • B. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
  • C. Nhiều di sản lịch sử, văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của thế giới.
  • D. Các phong trào xây dựng về đời sống văn hóa, gia đình văn hóa đạt kết quả tích cực.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về xã hội từ năm 1986 đến nay?

  • A. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng.
  • B.  Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu chế tạo.
  • C. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.
  • D. Nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,... được đáp ứng tốt hơn.

Câu 16: Thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới ở nước ta là:

  • A. cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
  • B. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
  • C. dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay?

  • A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • B. Kết hợp sức mạnh của nhân dân Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.
  • C. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
  • D. Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến nay?

  • A. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng.
  • B. Phát huy vai trò trên diễn đàn đa phương.
  • C. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các chủ thể. 
  • D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với hớn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về chính trị từ năm 1986 đến nay?

  • A. Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
  • B. Nhận thức rõ hơn về tình hình thế giới.
  • C. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
  • D. Nền hành chính được cải cách phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác