5 phút giải Lịch sử 12 cánh diều trang 34
5 phút giải Lịch sử 12 cánh diều trang 34. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954)
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
CH: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954).
2. DIỄN BIẾN CHÍNH
CH: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
CH: Đọc thông tin và khai thác các hình 3, 4, trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950.
CH: Trình bày khái quát bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến năm 1953.
CH: Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1953- 1954.
CH: Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.
CH: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
CH: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
LUYỆN TẬP
CH1: Vẽ trục thời gian khái quát diễn biến chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954).
VẬN DỤNG
CH2: Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954). Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
CH:
Khách quan:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
- Tuy vậy, quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh.
Chủ quan:
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền.
- Tuy vậy, vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị các nước đế quốc liên kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá xâm lược.
2. DIỄN BIẾN CHÍNH
CH:
- Đêm 22, rạng sáng 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp chính thức tấn công trở lại xâm lược nước ta.
- Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn anh dũng đứng lên chống trả.
- Tháng 10 - 1946, Pháp tăng viện binh và được sự giúp đỡ của quân Anh, Nhật đã chiếm được các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Trước tình hình đó Đảng đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
- Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đẩy quân Pháp vào thế bị động và phải giậm chân tại đây trong nhiều tháng, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
CH:
- Từ tháng 11/1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại
Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội,...
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.
- Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam đã từng bước làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ:
+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
CH:
- Từ cuối năm 1950, được sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.
- Trong bối cảnh mới, quân dân cả nước tiếp tục đây mạnh kháng chiến, giành được thắng lợi trên các lĩnh vực:
Về chính trị:
+ Từ ngày 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
+ Ngày 11/03/1951, lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào, tăng cường khối đoàn kết ba nước đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ.
Về quân sự: Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950- 1951); chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952); ...
Về kinh tế:
+ Năm 1952, Chính phủ vận động lao động sản xuất và tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia.
+ Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống.
+ Chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
+ Bồi dưỡng sức dân và phát động giảm tô, cải cách ruộng đất với 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất.
Về văn hóa:
+ Tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”, nhà trường gắn với xã hội, 1952 có trên 1.000.000 học sinh phổ thông, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển.
+ Thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
CH:
- Tháng 7-1953 được sự viện trợ của Mỹ, Pháp để ra kế hoạch Na-va, với ý đồ trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định đề “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953 - 1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công lớn vào
- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954, bộ đội chủ lực mở
một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu. Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.
- Tháng 11-1953, Nava quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng.
CH:
Thắng lợi của chiến dịch đã giáng đòn quyết định đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneve, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.
CH:
Nguyên nhân khách quan:
- Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.
- Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và
Liên Xô.
- Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng
hoà bình trên thế giới.
Nguyên nhân chủ quan:
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng
chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
- Truyền thống yêu nước, tỉnh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu
tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc
thống nhất được củng cố, mở rộng; ...
CH:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ ở Việt Nam.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã giáng đòn nặng nề vào tham
vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
LUYỆN TẬP
CH1:
VẬN DỤNG
CH2:
Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 12 cánh diều, giải Lịch sử 12 cánh diều trang 34, giải Lịch sử 12 CD trang 34
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận