5 phút giải Lịch sử 12 cánh diều trang 89

5 phút giải Lịch sử 12 cánh diều trang 89. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 15. HỒ CHÍ MINH- ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.

CH:  Giới thiệu hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ.

CH: Nêu nội dung cơ bản của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định. Cho biết ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

2. CHUẨN BỊ VÀ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

CH: Trình bày quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho biết ý nghĩa của việc chuẩn bị đó.

CH: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

CH: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có những nội dung cơ bản nào?

CH: Nêu ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Vì sao khẳng định: Sự ra đời của Đảng đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

3. CHUẨN BỊ VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.

CH: Khai thác thông tin, tư liệu và Hình 6:

- Nêu ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh.

- Nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941 – 1945.

4. LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954).

CH: Nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1946,

CH: Nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

5. LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1969).

CH: Khai thác thông tin, tư liệu và các hình trong mục 5, nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1969).

LUYỆN TẬP

CH1: Lập bảng tóm tắt về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam (1920 – 1969).

CH2: Phân tích một vai trò (tự chọn) của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

VẬN DỤNG

CH3: Sưu tầm tư liệu về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam (1945 – 1969). Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

1. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.

CH:

- Ngày 8/6/1911: Nguyễn Tất Thành tới Singapore.

- Năm 1911: Người đi qua Cô- lôm- bô, Po- xa- ti, Mác- xây, Lơ-ha- vrơ. 

- Năm 1912: Người tới Gi- Bu- Ti, Tuy- ni- đi, An-giê, Bồ Đào Nha, Tê-nê-ri-phê, Xê- nê- gan, Đa- hô- mây, Ghi- nê, Công- gô, Rê- uy- ni- ông.

- Năm 1914: Người tới Luân Đôn.

- Năm 1920, Người tới Pari. 

CH:

- Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc xác định có nội dung cơ bản: giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Trong đó, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.

- Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước năm 1920 có ý nghĩa to lớn: bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc; đồng thời mở đầu quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. CHUẨN BỊ VÀ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

CH:

Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị

– Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở một nước thuộc địa; xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

– Chủ nhiệm, kiêm chủ bút báo Người cùng khổ (1922) và viết bài cho các báo, tạp chí; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); sáng lập báo Thanh Niên (6-1925); mở các lớp huấn luyện, ...

Chuẩn bị về tổ chức

– Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới: hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921), hoạt động ở Liên Xô và Quốc tế Cộng sản (1923 – 1924), 

– Tìm hiểu và tập hợp thanh niên trí thức yêu nước ở hải ngoại để thành lập các tổ chức tiền thân của Đảng: Thanh niên Cộng sản đoàn (2 – 1925) và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 – 1925).

CH:

- Triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng (từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930).

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng).

CH:

- Làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng – giải phóng dân tộc và thổ địa cách mạng – cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản"; 

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân; 

- Lực lượng cách mạng là toàn dân tộc (nòng cốt là công – nông). 

- Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là "Độc lập, tự do".

CH:

Ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.

Khẳng định: Sự ra đời của Đảng đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì: 

- Từ đây cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, tổ chức chặt chẽ và đội ngũ cán bộ kiên trung. 

- Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

3. CHUẨN BỊ VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.

CH:

- Ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh:

+ Việc thành lập Mặt trận Việt Minh đánh dấu sự đoàn kết rộng lớn của các lực lượng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

+ Mặt trận Việt Minh không chỉ thể hiện sự đồng lòng giữa các tầng lớp xã hội mà còn tạo ra tinh thần đoàn kết quốc gia mạnh mẽ. 

+ Ý nghĩa của Mặt trận Việt Minh là kết hợp mọi tầng lớp nhân dân để đối mặt với thách thức ngoại xâm, mở ra hành trình cách mạng, chiến thắng lịch sử, và là nền tảng cho việc xây dựng nước Việt Nam mới.

- Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941 – 1945:

+ Triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung trong Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941).

+ Sáng lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941). 

+ Xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng. 

+ Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22-12-1944). 

+ Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

4. LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954).

CH:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm cách đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.

- Trong việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng thực hiện chủ trương “hoà để tiến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946).

=> Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn này đã giúp cách mạng Việt Nam tránh phải đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian hoà bình để xây dựng chính quyền cách mạng và chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.

CH:

- Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Mở rộng các hoạt động ngoại giao. 

- Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (2 – 1951) – Đại hội kháng chiến thắng lợi.

- Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường.

5. LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1969).

CH:

- Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960). 

- Chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược: 

+ Tháng 1 – 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, xác định phương hướng cơ bản cho cách mạng miền Nam.

+ Trong những năm 1965 – 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng phân tích tình hình, dự báo và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Mỹ xâm lược.

- Là biểu tượng đoàn kết và có vai trò to lớn trong đấu tranh ngoại giao: 

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. 

+ Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực dùng giải pháp ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn, đồng thời giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam.

LUYỆN TẬP

CH1:

Thời gian

Vai trò

1920- 1930

Chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 

 

 

1941 – 1945

+ Triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung trong Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941).

+ Sáng lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941). 

+ Xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng.  

+ Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22-12-1944). 

+ Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

 

 

1946 – 1954

- Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Mở rộng các hoạt động ngoại giao. 

- Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (2 – 1951) – Đại hội kháng chiến thắng lợi.

- Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường.

 

 

1954 - 1969

- Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. - Là biểu tượng đoàn kết và có vai trò to lớn trong đấu tranh ngoại giao.

CH2:

- Về chính trị, tư tưởng: 

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực tố cáo bản chất áp bức, bóc lột, nổ dịch của chủ nghĩa thực dân với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân đấu tranh.

+ Từ giữa năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Người viết nhiều bài trên các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,....

+ Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và xuất phát từ thực tiễn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc, khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.

- Về tổ chức: 

+ Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc).

+ Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách. 

+ Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

VẬN DỤNG

CH3:

- Xây dựng liên minh quốc tế: thiết lập mối quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latinh, giúp Việt Nam có sự hỗ trợ quốc tế quan trọng trong cuộc chiến tranh.

- Tìm kiếm hỗ trợ vật chất và quân sự: Người đã thương lượng với các đối tác quốc tế để đảm bảo nguồn lực cần thiết để duy trì sức mạnh quân đội và chiến đấu hiệu quả.

- Thúc đẩy cộng đồng quốc tế chống chiến tranh: Người  đã tập trung vào việc thực hiện các chiến dịch hòa bình và tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.

Với những đóng góp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh vai trò lãnh đạo ngoại giao đa chiều, xác lập vị thế quốc tế và giúp cách mạng Việt Nam đạt được sự hỗ trợ và công nhận toàn cầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 12 cánh diều, giải Lịch sử 12 cánh diều trang 89, giải Lịch sử 12 CD trang 89

Bình luận

Giải bài tập những môn khác