5 phút giải Lịch sử 12 cánh diều trang 14

5 phút giải Lịch sử 12 cánh diều trang 14. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.

CH: Nêu xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh và lấy ví dụ minh họa.

2. XU THẾ ĐA CỰC TRONG MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ.

CH: Trình bày khái niệm đa cực.

CH: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 3, 4, nêu xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

LUYỆN TẬP

CH1: Nêu xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh và tác động đối với Việt Nam.

VẬN DỤNG

CH2: Theo em, để trở thành một cực trong thế giới đa cực, các quốc gia cần phải làm gì?

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.

CH:

+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

+ Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi.

+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,...

-  Ví dụ minh họa: Về xu thế toàn cầu hóa: hàng loạt các tổ chức quốc tế ra đời: IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế, ASEAN, WB – Ngân hàng thế giới, WTO – Tổ chức thương mại thế giới, ...

2. XU THẾ ĐA CỰC TRONG MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ.

CH:

- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa- chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chỉ phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.

- Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

CH:

+ Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. Mỹ trở thành siêu cường, có sức mạnh vượt trội và ra sức thiết lập thế giới đơn cực.

+ Tuy vậy, đầu thế kỉ XXI, Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương
quan so sánh với các cường quốc khác. Trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực.

+ Trong xu thế đa cực, các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên. khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới.

+ Trong xu thế đa cực, vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.

LUYỆN TẬP

CH1:

- Xu thế chính của thế giới sau chiến tranh lạnh:

+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

+ Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi.

+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,...

- Tác động đối với Việt Nam:

Tác động tích cực:

+ Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lý sẽ là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. 

+ Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học - kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đổi các nhân tố sản xuất.

Tác động tiêu cực:

+ Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

+ Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,…

VẬN DỤNG

CH2:

- Kinh tế Mạnh Mẽ: Phát triển kinh tế vững mạnh là chìa khóa quan trọng để có ảnh hưởng toàn cầu. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và công nghệ tiên tiến.

- Quân sự và An Ninh: Xây dựng quân đội mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh. Tham gia vào các liên minh quân sự và hợp tác quốc tế.

- Ngoại Giao khôn khéo: Phát triển đội ngũ ngoại giao với những người tài năng để đại diện cho quốc gia trong các thỏa thuận quốc tế. Hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác để xây dựng mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ.

- Công Nghệ và Đổi Mới: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để giữ vững và cải thiện địa vị cạnh tranh toàn cầu. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản lý và hiệu suất.

- Hợp Tác Quốc Tế: Tham gia tích cực trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO để định hình quy tắc và chính sách toàn cầu. Hợp tác với các đối tác chiến lược để tăng cường sức mạnh quốc tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 12 cánh diều, giải Lịch sử 12 cánh diều trang 14, giải Lịch sử 12 CD trang 14

Bình luận

Giải bài tập những môn khác