Siêu nhanh giải bài 3 Lịch sử 12 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 3 Lịch sử 12 Cánh diều. Giải siêu nhanh Lịch sử 12 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 12 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Mở đầu: Tháng 12-1989, trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ tại đảo Man-ta, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp đã phát biểu: “Chúng tôi đều nhận thấy rằng thế giới đã chấm dứt kỉ nguyên của Chiến tranh lạnh và bước vào một kỉ nguyên mới”. Vậy xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh diễn ra như thế nào? Đa cực là gì và xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh thể hiện ra sao?

Giải rút gọn:

- Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

+ Xu thế toàn cầu hoá.

- Đa cực: là khái niệm chỉ trạng thái địa- chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. 

- Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh thể hiện:

+ Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. 

+ Tuy vậy, đầu thế kỉ XXI, Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương
quan so sánh với các cường quốc khác. Trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực.

+ Trong xu thế đa cực, các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên. khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thề giới.

+ Trong xu thế đa cực, vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.

1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.

Câu hỏi: Nêu xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh và lấy ví dụ minh họa.

Giải rút gọn:

- Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi.

+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; ...

-  Ví dụ minh họa: Về xu thế toàn cầu hóa: hàng loạt các tổ chức quốc tế ra đời: IMF- Quỹ tiền tệ quốc tế, ASEAN, WB- Ngân hàng thế giới, WTO, …

2. XU THẾ ĐA CỰC TRONG MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ.

Câu hỏi: Trình bày khái niệm đa cực.

Giải rút gọn:

- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa- chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. 

- Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 3, 4, nêu xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Giải rút gọn:

- Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh:

+ Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. Mỹ trở thành siêu cường.

+ Tuy vậy, đầu thế kỉ XXI, Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương
quan so sánh với các cường quốc khác. Trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực.

+ Trong xu thế đa cực, các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên.

+ Trong xu thế đa cực, vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nêu xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh và tác động đối với Việt Nam.

Giải rút gọn:

- Xu thế chính cùa thế giới sau chiến tranh lạnh:

+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

+ Xu thế toàn cầu hoá.

- Tác động đối với Việt Nam:

Tác động tích cực:

+ Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

+ Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế.

+ Ứng dụng khoa học- kĩ thuật: Khoa học - kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất.

Tác động tiêu cực:

+ Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

+ Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,…

VẬN DỤNG

Câu 2: Theo em, để trở thành một cực trong thế giới đa cực, các quốc gia cần phải làm gì?

Giải rút gọn:

Để trở thành một cực trong thế giới đa cực, các quốc gia cần thực hiện một số chiến lược và hành động quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà các quốc gia thường xuyên chú ý và phát triển:

- Kinh tế Mạnh: Phát triển kinh tế vững mạnh là chìa khóa quan trọng để có ảnh hưởng toàn cầu. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và công nghệ tiên tiến.

- Quân sự và An Ninh: Xây dựng quân đội mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh. Tham gia vào các liên minh quân sự và hợp tác quốc tế.

- Công Nghệ và Đổi Mới: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để giữ vững và cải thiện địa vị cạnh tranh toàn cầu. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản lý và hiệu suất.

- Hợp Tác Quốc Tế: Tham gia tích cực trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO để định hình quy tắc và chính sách toàn cầu. Hợp tác với các đối tác chiến lược để tăng cường sức mạnh quốc tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 12 Cánh diều bài 3, Giải bài 3 Lịch sử 12 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 3 Lịch sử 12 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác