Đáp án Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực

Đáp án bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 12 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. CỘNG ĐỒNG ASEAN: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC

Mở đầu: Từ ngày 23-10-2014 đến ngày 28-10-2014, tại Hà Nội, 293 thí sinh từ 10 nước ASEAN đã tham gia Kì thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 với chủ đề “Kỹ năng nghề – giá trị đích thực của chúng ta”. Kì thi này là hoạt động thực hiện Tuyên bố của lãnh đạo cấp cao ASEAN về phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế và phát triển bền vững tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra ở Hà Nội năm 2010, đồng thời cũng nhằm thực hiện cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Vậy ý tưởng, mục tiêu, kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được xây dựng như thế nào? Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên những trụ cột nào? Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN là gì?

Gợi ý đáp án:

Ý tưởng: 

- Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi tổ chức này được thành lập năm 1967. Các nước thành viên nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

- Năm 1997, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được chính thức khẳng định
nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN. 

- Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộngđồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực chung cùng nhau giữ gìn hòa bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh, tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế.

Mục tiêu xây dựng: 

- Mục tiêu tổng quát: là xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng, dựa trên cơ sở pháp  là Hiến chương ASEAN. 

- Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị- An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá- Xã hội.

Kế hoạch xây dựng:

-Các nước thành viên trải qua một thập kỷ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lý cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Bali II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007). 

- Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 — 2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị- an ninh, kinh tế, văn hoá- xã hội.

- Trong giai đoạn 2009 — 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. 

- Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, tham dự lễ kí kết chính thức Tuyên bố Kua-la Lăm-pơ về thành lập Cộng đồng ASEAN. => Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015

Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN , Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN.

Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN: 

Thách thức của Cộng đồng ASEAN:

- Chưa đồng nhất về quan điểm và lợi ích. 

- Khả năng hạn chế của cơ sở hạ tầng. 

- Đối mặt với thách thức an ninh. 

- Chênh lệch phát triển kinh tế. 

Triển vọng của Cộng đồng ASEAN:

- Tiềm năng thị trường chung lớn

- Tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư:

- Hợp tác về phát triển bền vững:

- Quyền lực hành động chung trên trường quốc tế:

- Giao lưu văn hóa và giáo dục

1. Ý TƯỞNG, MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN.

CH; Nêu ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN.

Gợi ý đáp án:

- Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi tổ chức này được thành lập năm 1967. Các nước thành viên nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

- Năm 1997, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được chính thức khẳng định
nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN. 

- Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộngđồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực chung cùng nhau giữ gìn hoà bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh, tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế.

CH: Nêu mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN.

Gợi ý đáp án:

Mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN:

- Mục tiêu tổng quát: là xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng, dựa trên cơ sở pháp  là Hiến chương ASEAN. 

- Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị- An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá- Xã hội.

CH: Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN.

Gợi ý đáp án:

- Trên cơ sở văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, các nước thành viên trải qua một
thập kỷ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lý cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Bali II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007). 

- Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 — 2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị- an ninh, kinh tế, văn hoá- xã hội.

- Trong giai đoạn 2009 — 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm
chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. 

- Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, tham dự lễ kí kết chính thức Tuyên bố Kua-la Lăm-pơ về thành lập Cộng đồng ASEAN. => Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.

CH: Tại sao khẳng định sự ra đời của cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á?

Gợi ý đáp án:

Vì:

- Tăng cường sự đồng nhất và tăng cường quan hệ hợp tác:là sự thể hiện cho sự đồng nhất và mức độ chặt chẽ hơn trong quan hệ hợp tác. Cộng đồng ASEAN nhấn mạnh vào việc tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên và thúc đẩy tinh thần đồng đội.

- Mục tiêu phát triển bền vững: hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó không chỉ chú trọng vào tăng cường kinh tế mà còn vào các khía cạnh như an ninh, văn hóa, xã hội, và môi trường.

- Đa dạng và tích hợp kinh tế: nhấn mạnh sự quan trọng của tích hợp kinh tế trong quá trình hợp tác khu vực. Việc tạo ra một thị trường chung và khu vực sản xuất liên kết giữa các nền kinh tế ASEAN có thể tăng cường sức mạnh cạnh tranh của khu vực trước thách thức từ các nền kinh tế toàn cầu.

- Tăng cường quyền lực chung: tăng cường quyền lực hành động chung trong việc giải quyết các thách thức và xung đột trong khu vực. Nó cung cấp một nền tảng cho các quốc gia thành viên để thảo luận và đưa ra các giải pháp chung đối với những vấn đề như an ninh, biển Đông, và các thách thức đa chiều khác.

- Hỗ trợ hòa bình và ổn định: đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Việc có một cộng đồng đoàn kết mạnh mẽ giữa các quốc gia ASEAN có thể giúp ngăn chặn xung đột và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững.

2. BA TRỤ CỘT CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN.

CH: Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN.

Gợi ý đáp án:

Là khuôn khổ hợp tác chính trị- an ninh toàn diện nhằm mục tiêu xây dựng một môi trường hoà bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị - an ninh trong khối ASEAN, kết hợp với sự tham gia của các đối tác bên ngoài.

CH: Nguyên tắc chính trị cơ bản của Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN là gì?

Gợi ý đáp án:

Đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

CH: Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Gợi ý đáp án:

- Khuôn khổ hợp tác xây dựng ASEAN thành một thị trường và một hệ thống sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư,..

- AEC thúc dây chính sách cạnh tranh về kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, .... hướng tới sự thịnh vượng chung của các quốc gia thành viên.

CH: Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN.

Gợi ý đáp án:

- Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC) xây dựng một ASEAN lấy con
người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bên lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung.

- Trên cơ sở đó, Kế hoạch Tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính: phát triển con người, bảo đảm các quyền và công bằng xã hội, bảo đảm môi trường bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo dựng bản sắc ASEAN, phúc lợi và bảo hiểm xã hội. 

CH: Nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Lấy ví dụ minh họa.

Gợi ý đáp án:

Thách thức:

- Chưa đồng nhất về quan điểm và lợi ích. 

- Khả năng hạn chế của cơ sở hạ tầng. 

- Đối mặt với thách thức an ninh. 

- Chênh lệch phát triển kinh tế. 

Ví dụ về việc chưa đồng nhất về quan điểm và lợi ích: Trong vấn đề Biển Đông, các quốc gia thành viên có độ chênh lệch về quan điểm và lợi ích, gây khó khăn trong việc đạt được một tuyên bố chung và xử lý hiệu quả các tranh chấp.

Triển vọng:

- Tiềm năng thị trường chung lớn

- Tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư:

- Hợp tác về phát triển bền vững:

- Quyền lực hành động chung trên trường quốc tế:

- Giao lưu văn hóa và giáo dục:

Ví dụ về giao lưu văn hóa và giáo dục: Việc tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục trong Cộng đồng ASEAN có thể tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các quốc gia thành viên, đồng thời tạo ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và giáo dục.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn thành bảng sau về quá trình phát triển của ASEAN theo mẫu sau vào vở ghi.

Năm

Sự kiện

Ý nghĩa

1967

 

 

1976

 

 

1999

 

 

2007

 

 

2015

 

 

Gợi ý đáp án:

Năm

Sự kiện

Ý nghĩa

 

 

1967

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã được thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan) với sự tham gia của năm nước:In-đô-nê-xi-a,Phi-líp pin,Xin-ga-po và Thái Lan.

Việc thành lập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) năm 1967 mang lại ý nghĩa lớn nhất là việc tạo ra một cộng đồng hợp tác chính trị và kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam Á.

 

 

1976

Hội nghị cấp cao họp tại Bali (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali)

Hiệp ước Bali, ký kết vào năm 1976, có ý nghĩa lớn nhất trong việc tạo ra Cộng đồng ASEAN (ACC - ASEAN Concord), một khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành và phát triển của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).

 

1999

Campuchia gia nhập ASEAN. 

Mở rộng phạm vi hợp tác và đối tác, thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực, ...

 

 

2007

Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký bản Hiến chương ASEAN

Hiến chương ASEAN ra đời là việc cung cấp một cơ sở pháp lý chính thức và đồng nhất cho sự hợp tác và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

 

2015

Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Sự ra đời của cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á.

VẬN DỤNG

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về Cộng đồng ASEAN. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Gợi ý đáp án:

Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia tháng 10/2003) với 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị-  An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC).

Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) nhằm duy trì và tăng cường an ninh, hòa bình và ổn định, tăng khả năng của ASEAN tự bảo đảm an ninh khu vực. Hợp tác trong khuôn khổ APSC bao gồm hợp tác kiến tạo một nền an ninh toàn diện ở khu vực, ứng phó với các thách thức phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ứng phó thiên tai khẩn cấp và hợp tác về an ninh hàng hải... ASEAN khẳng định không hướng tới hình thành liên minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các nước thành viên có quyền tự do theo đuổi chính sách đối ngoại riêng cũng như bố trí phòng thủ riêng của mình.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có sứ mệnh nhằm tạo dựng: i) Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; ii) Một khu vực có sức cạnh tranh; iii) Phát triển đồng đều; iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 

Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN (ASCC) nhằm gắn bó chặt chẽ các nước Đông Nam Á trong một cộng đồng gắn kết, phát triển đồng đều, hòa hợp, với các “xã hội quan tâm và chia sẻ”. Cộng đồng văn hóa xã hội có 4 thành tố: (1) Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau; (2) Điều tiết những ảnh hưởng về mặt xã hội của các liên kết kinh tế; (3) Đảm bảo tính bền vững của môi trường (4) Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực.

Câu 3: Hoàn thành bảng sau về cơ hội và thách thức của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam theo mẫu sau vào vở ghi.

Cộng đồng ASEAN

Cơ hội đối với Việt Nam

Thách thức đặt ra cho Việt Nam

APSC

 

 

AEC

 

 

ASCC

 

 

Gợi ý đáp án:

Cộng đồng ASEAN

Cơ hội đối với Việt Nam

Thách thức đặt ra cho Việt Nam

APSC

Cơ hội củng cố an ninh khu vực.

Thách thức trong việc đối mặt với các vấn đề an ninh quốc tế.

AEC

Mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và đầu tư.

Cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối tác trong khu vực.

ASCC

Hợp tác về văn hóa và xã hội, tăng cường giữa các quốc gia thành viên.

Thách thức trong việc duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa trong môi trường tích hợp.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác