Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy? 

  • A. Đại hội V.
  • B. Đại hội VI.
  • C. Đại hội VII.
  • D. Đại hội VIII.

Câu 2: Nội dung trọng tâm đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước được nêu ra tại Đại hội lần thứ VI là đổi mới về:

  • A. kinh tế.
  • B. chính trị.
  • C. tư tưởng.
  • D. giáo dục.

Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 là thực hiện:

  • A. Chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
  • B. Ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
  • C. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
  • D. Tập trung phát triển công nhiệp đặc biệt là công nghiệp nặng.

Câu 4: Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) là đại hội:

  • A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • B. xây dựng và phát triển kinh tế.
  • C. xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
  • D. mở đầu công cuộc đổi mới.

Câu 5: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

  • A. Năm 1986.
  • B. Năm 2006.
  • C. Năm 1997.
  • D. Năm 1996.

Câu 6: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

  • A. Năm 1986.
  • B. Năm 1991.
  • C. Năm 1997.
  • D. Năm 2001.

Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

  • A. Năm 1991.
  • B. Năm 2006.
  • C. Năm 1997.
  • D. Năm 1996.

Câu 8: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Việt Nam?

  • A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
  • B. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
  • C. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • D. Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện.

Câu 9: Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 2006 đến nay.
  • B. 1996-2006.
  • C. 1986-1995.
  • D. 1975-1986.

Câu 10: Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 2006 đến nay.
  • B. 1996-2006.
  • C. 1986-1995.
  • D. 1975-1986.

Câu 11: Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam có đặc điểm gì? 

  • A. Khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Phát triển nhanh.
  • C. Phát triển không ổn định.
  • D. Chậm phát triển.

Câu 12: Ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) là gì?

  • A. Xác định rõ hơn quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta xây dựng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
  • B. Đánh dấu bước ngoặt lịch sử, đề ra đường lối đổi mới.
  • C. Đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng.
  • D. Xác định rõ khái niệm, nguồn gốc, nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 13: Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào? 

  • A. Tách bạch với nhau.
  • B. Gắn liền với nhau.
  • C. Kinh tế là trọng điểm
  • D. Chính trị là trọng tâm.

Câu 14: Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là:

  • A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
  • B. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • C. Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...
  • D. Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 15: Đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương :

  • A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
  • B. Tập trung đổi mới về kinh tế xã hội.
  • C. Đổi mới căn bản và toàn diện.
  • D. Tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về quốc phòng – an ninh giai đoạn từ năm 2006 đến nay?

  • A. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân.
  • B. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước.
  • C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
  • D. Tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.

Câu 17: Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay là gì?

  • A. Đổi mới, phát triển và hội nhập.
  • B. Xây dựng cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp.
  • C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  • D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

Câu 18: Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12/1986) không có nội dung nào dưới đây?

  • A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
  • B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.
  • C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
  • D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Câu 19: Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986)?

  • A. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp.
  • B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề.
  • C. Phát triển nền kinh tế với hai thành phần nhà nước và tập thể.
  • D. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 20: Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985 - 1991) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là gì?

  • A. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • B. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
  • C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
  • D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách, mở cửa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác