Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O3 là

  • A. V.
  • B. IV.
  • C. I.
  • D. III.

Câu 2: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là

  • A. ảnh ảo, lớn hơn vật
  • B. ảnh ảo, bé hơn vật
  • C. ảnh ảo, bằng vật
  • D. ảnh thật, bằng vật

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Nguyên tố tạo ion âm đều là nguyên tố phi kim.
  • B. Nguyên tố tạo ion dương có thể là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim.
  • C. Để tạo ion dương thì nguyên tố phi kim sẽ nhường electron.
  • D. Để tạo ion âm thì nguyên tố kim loại sẽ nhận electron.

Câu 4: Ta nghe được âm càng to khi

  • A. tần số âm càng lớn.
  • B. tần số âm càng nhỏ.
  • C. biên độ âm càng lớn.
  • D. biên độ âm càng nhỏ.

Câu 5: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. tính hướng tiếp xúc                                             
  • B. tính hướng sáng
  • C. tính hướng hóa                                                   
  • D. tính hướng nước

Câu 6: Đơn chất nitrogen bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitrogen. Công thức hoá học của đơn chất nitrogen là

  • A.N.
  • B. N2.
  • C. N$^{2}$.
  • D. N2.

Câu 7: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào? 

  • A. Từ 0 dB đến 1000 dB. 
  • B. Từ 10 dB đến 100 dB. 
  • C. Từ -10 dB đến 100dB. 
  • D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 8: Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là

  • A. thụ tinh.                                                             
  • B. thụ phấn.
  • C. hình thành quả.                                                  
  • D. hình thành hạt.

Câu 9: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?

  • A. Ảnh của vật ngược chiều.
  • B. Ảnh của vật cùng chiều.
  • C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.
  • D. Không quan sát được ảnh của vật.

Câu 10: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách

  • A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
  • B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
  • C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.
  • D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Câu 11: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

  • A. yếu tố di truyền                    
  • B. hoocmôn                           
  • C. thức ăn                                  
  • D. nhiệt độ và ánh sáng

Câu 12: Sinh sản vô tính là:

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.
  • D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 13: Sóng âm được truyền trong không khí nhờ

  • A. sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.
  • B. sự dao động của nguồn âm.
  • C. sự dịch chuyển của các phần tử vật chất.
  • D. sự chuyển động của các luồng không khí.

Câu 14: Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố C trong hợp chất CCl4 biết trong hợp chất này Cl có hoá trị I.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 15: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua

  • A. các hoạt động sống.                                             
  • B. sự trao đổi chất.
  • C. sự cảm ứng.                                                       
  • D. các phản xạ.

Câu 16: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.
  • B. Đơn vị tần số là giây (s).
  • C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
  • D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.

Câu 17: Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng

  • A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
  • B.nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.
  • C. nhườg electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron).
  • D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.

Câu 18: Từ trường gây ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Làm đồng hồ chạy sai giờ.
  • B. Làm xảy ra hiện tượng cực quang ở địa cực.
  • C. Làm bóng đèn sợi đốt phát sáng.
  • D. Cả A và B.

Câu 19: Có các hình mô phỏng các chất sau:

Có các hình mô phỏng các chất sau:  Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất?

Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất?

  • A. (a), (b).
  • B. (a), (d).
  • C. (a), (c), (e).
  • D. (b), (c), (e).

Câu 20: Khi ta chạm vào mặt trống sau khi đánh sẽ cảm thấy như thế nào?

  • A. Mặt trống nóng hơn bình thường.
  • B. Mặt trống rung rung.
  • C. Mặt trống lạnh hơn bình thường.
  • D. Không có hiện tượng gì.

Câu 21: Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố Si trong hợp chất SiO2 biết trong hợp chất này O có hoá trị II.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 22: Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là

  • A. 44 amu.
  • B. 28 amu.
  • C. 40 amu.
  • D. 20 amu.

Câu 23: Tiếng đàn không thể truyền được trong

  • A. khí neon.
  • B. tường.
  • C. chuông đã hút chân không.
  • D. dung dịch nước đường.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hợp chất ion và chất cộng hoá trị đều bền với nhiệt.
  • B. Hợp chất ion và chất cộng hoá trị đều tan tốt trong nước.
  • C. Khi các chất ion và chất cộng hoá trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.
  • D. Các chất ion luôn ở thể rắn.

Câu 25: Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

  • A. Cây xương rồng                                                 
  • B. Cây vạn tuế
  • C. Cây lưỡi hổ                                                        
  • D. Cây rau cải

Câu 26: Trong giấm gạo có chứa từ 7% đến 20% acetic acid (phân tử gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen). Em hãy tính khối lượng phân tử của hợp chất này.

  • A. 46 amu
  • B. 60 amu
  • C. 88 amu
  • D. 98 amu

Câu 27: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 30$^{o}$ thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?

  • A. i’ = 30$^{o}$.
  • B. i’ = 40$^{o}$.
  • C. i’ = 60$^{o}$.
  • D. i’ = 45$^{o}$.

Câu 28: Trong phân tử NaCl, nguyên tử Na (Sodium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. cộng hoá trị.
  • B. ion.
  • C. kim loại.
  • D. phi kim.

Câu 29: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

  • A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
  • B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
  • C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
  • D. Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 30: Có các phát biểu sau:

(a) Trong hợp chất, kim loại luôn nhường electron, phi kim luôn nhận electron.

(b) Để có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thì nguyên tử aluminium hoặc nhường 3 electron hoặc nhận 5 electron.

(c) Liên kết trong hợp chất tạo bởi magnesium và chlorine là liên kết ion.

(d) Trong phân tử, hợp chất gồm các nguyên tố C,H, O chỉ có liên kết cộng hoá trị.

(e) Khi tạo liên kết hoá học, nguyên tử chlorine chỉ tạo ion âm bằng cách nhận thêm 1 electron.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 31: Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?

  • A. Giai đoạn hình thành giao tử.                             
  • B. Giai đoạn thụ tinh.
  • C. Giai đoạn phát triển phôi.                                  
  • D. Giai đoạn đẻ con.

Câu 32: Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau:

Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau:  Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:

Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:

  • A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
  • B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
  • C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
  • D, trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.

Câu 33: Ammonium carbonate ((NH4)2CO3) là hợp chất được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, ... Nó còn được gọi là ammonia của thợ làm bánh và là tiền thân của các chất men hiện đại hơn như baking soda và bột nở.

Tính phần trăm (%) của nguyên tố N trong hợp chất trên.

  • A. 20%
  • B. 29,2%
  • C. 36,7%
  • D. 58,4%

Câu 34: Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

  • A. Rau má, dâu tây.                        
  • B. Khoai lang,  khoai tây.                    
  • C. Gừng, củ gấu.                           
  • D. Lá bỏng, hoa đá

Câu 35: Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Xác định công thức hoá học của (Y).

  • A. FeCl2
  • B. CuCl2
  • C. ZnCl2
  • D. FeCl3

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quả?

  • A. Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả.
  • B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
  • C. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.
  • D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành.

Câu 37: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

1. Là hai quá trình độc lập nhau

2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau

3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển

4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng

5. Sinh trưởng là một phần của phát triển

6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra

  • A. 6                                                 
  • B. 5                                               
  • C. 4                                               
  • D. 3

Câu 38: Có các phát biểu sau:

(a) Cách biểu diễn công thức hoá học của kim loại và khí hiếm giống nhau.

(b) Công thức hoá học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hoá học.

(c) Dựa vào công thức hoá học, ta luôn xác định được hoá trị các nguyên tố.

(d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hoá học.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4. 

Câu 39: Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì

  • A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
  • B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
  • C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
  • D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.

Câu 40: Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).

  • A. NO
  • B. SO2
  • C. SO3
  • D. NO2

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác