Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

  • A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
  • B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
  • C. Có thể hút các vật bằng sắt.
  • D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 2: Nội dung phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
  • B. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau. 
  • C. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
  • D. Trong một phân tử, các nguyên tố có thể giống nhau.

Câu 3: Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

  • A. cửa sổ. 
  • B. ánh sáng.                   
  • C. độ ẩm không khí.
  • D. nồng độ oxygen.

Câu 4: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng? 

  • A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta 
  • B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật 
  • C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta
  • D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Liên kết trong các phân tử đơn chất thường là liên kết cộng hóa trị.
  • B. Liên kết giữa nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim đều là liên kết ion.
  • C. Liên kết giữa các nguyên tố phi kim thường là liên kết cộng hóa trị.
  • D. Sau khi các nguyên tử liên kết với nhau, số electron lớp ngoài cùng sẽ giống nguyên tố khí hiếm. 

Câu 6: Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

  • A. lục lạp của lá.                                                     
  • B. khí khổng của lá.
  • C. mạch gỗ của thân.                                              
  • D. mạch gỗ của lá.

Câu 7: Nếu dùng một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?

  • A. Song song
  • B. Phân kì 
  • C. Hội tụ 
  • D. Không có trùm phản xạ trở lại

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt.
  • B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước.
  • C. Các chất ion luôn ở thể rắn. 
  • D. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.

Câu 9: Chọn đáp án sai.

  • A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
  • B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
  • C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
  • D. Cả A và B đúng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.

Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …

  • A. điện trường.
  • B. từ trường.
  • C. trường hấp dẫn.
  • D. trong trường.

Câu 12: Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để

  • A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
  • B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
  • C. duy trì hình dáng của cây.
  • D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.

Câu 13: Đặt ngọn nến và vật cản sáng trước một màn chắn sáng sao cho tạo bóng nửa tối trên màn. Để mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát thấy ngọn nến có gì khác so với khi không có màn chắn?

  • A. Ngọn nến sáng yếu hơn.
  • B. Ngọn nến sáng mạnh hơn.
  • C. Không có gì khác.
  • D. Chỉ thấy một phần của ngọn nến.

Câu 14: Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là:

  • A. 14 amu                       
  • B. 29 amu                       
  • C. 92 amu                       
  • D. 142 amu

Câu 15: Phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong hợp chất N2O là

  • A. 76,19%                      
  • B. 63,64%                      
  • C. 36,36%                      
  • D. 20,19%

Câu 16: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

  • A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
  • B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
  • C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
  • D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 17: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
  • B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
  • C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với
  • nguyên tố đó.
  • D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Câu 18: Chọn câu sai: Ảnh của một vật qua một gương phẳng có tính chất: 

  • A. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến ảnh
  • B. Độ cao của vật bằng độ cao của ảnh 
  • C. Kích thước của vật bằng kích thước của ảnh 
  • D. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau 

Câu 19: Phân tử khí ozone được tạo thành từ 3 nguyên tử ozone liên kết với nhau. Công thức hóa học của phân tử khí ozone là

  • A. 3O.
  • B. O3.
  • C. O3.
  • D. O$^{3}$.

Câu 20: Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?

  • A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
  • B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
  • C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
  • D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.

Câu 21: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị:

  • A. 15o                             
  • B. 30o                             
  • C. 45o                             
  • D. 60o

Câu 22: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Sự tăng kích thước của cành.                               
  • B. Hạt nảy mầm.
  • C. Cây mầm ra lá.                                                   
  • D. Cây ra hoa.

Câu 23: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy

  • A. chiều của từ trường không đổi.
  • B. chiều của từ trường thay đổi một góc 90$^{o}$.
  • C. chiều của từ trường thay đổi một góc 180$^{o}$.
  • D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

  • A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.
  • B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.
  • C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
  • D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Câu 25: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?

  • A. Tăng lên.
  • B. Giảm đi.
  • C. Không thay đổi.
  • D. Lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên.

Câu 26: Cho các ion: Na$^{+}$, SO4$^{2-}$, Fe$^{3+}$, Cl$^{-}$, NH4$^{+}$, NO3$^{-}$. Có bao nhiêu ion âm?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 27: Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

  • A. Cây nho leo giàn
  • B. Uốn cây bonsai
  • C. Kích thích hạt mẩy ở lúa
  • D. Kích thích nảy mầm ở đậu tương

Câu 28: Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình vẽ.

Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình vẽ.

  • A. đầu A là cực Bắc (N), đầu B là cực Nam (S).
  • B. đầu A là cực Bắc (S), đầu B là cực Nam (N).
  • C. đầu A là cực Nam (N), đầu B là cực Bắc (S).
  • D. đầu A là cực Nam (S), đầu B là cực Bắc (N).

Câu 29: Để đạt được lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne thì nguyên tử Mg cần nhường hay nhận bao nhiêu electron? Biết điện tích hạt nhân của Mg là 12$^{+}$.

  • A. nhường 2 electron.
  • B. nhường 6 electron.
  • C. nhận 2 electron.
  • D. nhận 6 electron.

Câu 30: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?

  • A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.
  • B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.
  • C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
  • D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

Câu 31: Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là

  • A. 28 amu.                                                         
  • B. 32 amu.
  • C. 44 amu.                                                         
  • D. 28 amu hoặc 44 amu.

Câu 32: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là:

  • A. 1 Hz                           
  • B. 30 Hz                         
  • C. 60 Hz                         
  • D. 120 Hz

Câu 33: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì:

  • A. Mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron.
  • B. Một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.
  • C. Proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • D. Mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron.

Câu 34: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

  • A. Bệnh quáng gà.                                                  
  • B. Bệnh bướu cổ.
  • C. Bệnh suy tim.                                                     
  • D. Bệnh còi xương.

Câu 35: Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất có nguyệt thực?

Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất có nguyệt thực?

  • A. Vị trí 1.
  • B. Vị trí 2.
  • C. Vị trí 3.
  • D. Vị trí 4.

Câu 36: Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm một nguyên tử calcium, một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử calcium carbonate là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: Ca = 40 amu, C = 12 amu, O = 16 amu)

  • A. 68 amu.
  • B. 84 amu.
  • C. 100 amu.
  • D. 133 amu.

Câu 37: Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương

  • A. tăng thêm 10 cm.
  • B. giảm đi 10 cm.
  • C. tăng thêm 20 cm.
  • D. giảm đi 20 cm.

Câu 38: Trong tự nhiên, silicon dioxide có nhiều trong cát, đất sét, ... Công thức hoá học của silicon dioxide là SiO2. Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là

  • A. IV.
  • B. III.
  • C. II.
  • D. I.

Câu 39: Chọn phương án đúng.

  • A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
  • B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
  • C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng lực từ của ống dây.
  • D. Sau khi bị nhiễm từ thì của sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.

Câu 40: Có các phát biểu sau:

(a) Các đơn chất kim loại đều có tên gọi trùng với tên của nguyên tố kim loại.

(b) Hợp chất là các chất ở thể lỏng.

(c) Hợp chất và đơn chất đều có chứa nguyên tố kim loại.

(d) Trong không khí chỉ chứa các đơn chất.

(e) Các đơn chất kim loại đều ở thể rắn.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.                             
  • B. 2.                             
  • C. 3.                                     
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác