Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất được phân chia thành hai loại lớn là (1) và (2). Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, còn (3)  được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. (1), (2), (3) lần lượt là: 

  • A. Phân tử, đơn chất, hợp chất
  • B. Phân tử, hợp chất, hợp chất 
  • C. Đơn chất, hợp chất, hợp chất 
  • D. Đơn chất, hợp chất, đơn chất 

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

Câu 3: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

  • A. Sinh sản.
  • B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  • C. Sinh trưởng và phát triển.
  • D. Cảm ứng.

Câu 4: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm phi kim?

  • A. Aluminium                 
  • B. Copper                        
  • C. Sulfur                         
  • D. Helium

Câu 5: Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao:

  • A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp.
  • B. Cây sẽ chết vì ngộ độc.
  • C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp.
  • D. Cây quang hợp bình thường.

Câu 6: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

  • A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 
  • B. Biên độ dao động của nguồn âm. 
  • C. Tần số của nguồn âm. 
  • D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 7: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là

  • A. xen canh.
  • B. luân canh.
  • C. tăng vụ.
  • D. gối vụ.

Câu 8: Nguyên tố hóa học nào sau đây không nằm trong nhóm nguyên tố chiếm 96% trọng lượng cơ thể người?

  • A. Chlorine                      
  • B. Carbon                        
  • C. Hydrogen        
  • D. Oxygen

Câu 9: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

  • A. ngoài môi trường cạn.
  • B. ngoài môi trường nước.
  • C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.
  • D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Câu 10: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

  • A. Trong hang động, nếu ta nói to thì sẽ có phản xạ âm.
  • B. Mọi âm thanh khi gặp vật chắn bị phản xạ trở lại đều gọi là phản xạ âm.
  • C. Nếu không có vật chắn, ta vẫn có thể tạo ra âm phản xạ.
  • D. Trong cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phản xạ và vận tốc truyền âm tới là như nhau.

Câu 11: Vật nào sau đây không được xem là gương?

  • A. Trang giấy trắng                                                
  • B. Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng
  • C. Giấy bóng mờ
  • D. Kính đeo mắt

Câu 12: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho

  • A. quá trình quang hợp của cây.
  • B. quá trình sinh trưởng của cây.
  • C. quá trình hô hấp của cây.
  • D. quá trình phát triển của cây.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
  • B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định. 
  • C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm. 
  • D. Âm sắc là một đặc tính của âm.  

Câu 14: Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật?

  • A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.
  • B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.
  • C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.
  • D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II.
  • B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử.
  • C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.
  • D. Lưu huỳnh chỉ có hóa trị IV.

Câu 16: Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?

  • A. Các loài đơn bào trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
  • B. Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
  • C. Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua da.
  • D. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở phế nang.

Câu 17: Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, HCl, BaO, N, O. Có bao nhiêu chất là đơn chất? 

  • A. 2 
  • B. 3 
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 18: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?

  • A. H2S, Na2O;
  • B. CH4, CO2;
  • C. CaO, KCl;
  • D. SO2, NaCl.

Câu 19: Đâu là ứng dụng của tập tính động vật?

  • A. Dùng đèn bẫy côn trùng.
  • B. Nuôi lợn trong chuồng.
  • C. Nuôi cá trong ao.
  • D. Cho bò ăn cỏ.

Câu 20: Ở một số thành phố lớn, người ta quy định các phương tiện đi lại như xe máy, xe ô tô không được bóp còi khi đi qua những nơi như bệnh viện, trường học. Quy định này nhằm mục đích gì?

  • A. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
  • B. Giảm tai nạn giao thông.
  • C. Giảm ô nhiễm do khí thải của các loại xe.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 21: Chất có phân tử khối bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12):

  • A. O3 và N2                     
  • B. CO và N2                    
  • C. SO2 và O2                  
  • D. NO2 và SO2

Câu 22: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích

  • A. hạn chế sâu bệnh hại.                                         
  • B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
  • C. tô điểm cho ruộng nương.                                   
  • D. hạn chế sự phá hoại của con người.

Câu 23: Từ một nguyên tố hóa học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?

  • A. Chỉ 1 đơn chất
  • B. Chỉ 2 đơn chất
  • C. Chỉ 3 đơn chất
  • D. Tùy thuộc vào tính chất của nguyên tố hóa học đó.

Câu 24: Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?

  • A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.
  • B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.
  • C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.
  • D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.

Câu 25: Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) và sulfur trioxide (SO3) lần lượt là?

  • A. 64 amu và 80 amu
  • B. 48 amu và 48 amu
  • C. 16 amu và 32 amu
  • D. 80 amu và 64 amu

Câu 26: Giả sử nhà Mai ở gần đoạn đường có nhiều ô tô qua lại suốt ngày đêm. Chọn phương án nào sau đây để chống ô nhiễm tiếng ồn cho nhà Mai.

  • A. Đặt thật nhiều cây cảnh trong nhà.
  • B. Luôn mở cửa cho thông thoáng.
  • C. Trồng cây xanh xung quanh nhà.
  • D. Chuyển nhà đi nơi khác.

Câu 27: Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là

  • A. kích thước của các tế bào hạt đậu.
  • B. độ trương nước của tế bào hạt đậu.
  • C. số lượng các tế bào nhu mô quanh khí khổng.
  • D. kích thước của tế bào nhu mô quanh khí khổng.

Câu 28: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’?

  • A. d = d'
  • B. d > d'
  • C. d < d'
  • D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật

Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Các nguyên tử trong đơn chất kim loại sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định và có vai trò như phân tử
  • B. Các đơn chất kim loại có tính chất vật lí chung như: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim,…
  • C. Các đơn chất phi kim có tính chất khác với các đơn chất kim loại
  • D. Đơn chất khí hiếm tồn tại trong tự nhiên dưới dạng phân tử.

Câu 30: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

  • A. Ruồi, muỗi, ếch, rắn, mèo.
  • B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
  • C. Ong, rắn, ếch, chó, mèo.
  • D. Chim sẻ, ong, rắn, trâu, bò.

Câu 31: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

  • A. 1 000 mL.
  • B. 1 500 mL.
  • C. 2 000 mL.
  • D. 3 000 mL.

Câu 32: Khối lượng phân tử của khí metan (biết phân tử gồm 1 nguyên tử Carbon và 4 Hydrogen) là

  • A. 12 amu.
  • B. 14 amu.
  • C. 16 amu.
  • D. 18 amu.

Câu 33: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?

  • A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
  • B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.

Câu 34: Đối với cơ thể người, trẻ em cần cung cấp khoảng 1 L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2 L nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường. Đây là ví dụ chứng minh nhu cầu sử dụng nước ở người phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Giới tính.
  • B. Cường độ hoạt động.
  • C. Tình trạng sức khỏe. 
  • D. Độ tuổi.

Câu 35: Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng

  • A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
  • B. những đường thẳng song song với 2 cực ở hai bên.
  • C. những đường zic zắc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
  • D. những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam.

Câu 36: Một điểm sáng S đặt ở giữa hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và cách nhau 5 cm. Biết S phản xạ một lần và lần lượt trên G1 đến G2. Nếu S cách gương G1 2 cm. Thì ảnh được tạo ra bởi gương G2 cách gương G2 là bao nhiêu?

  • A. 2 cm.
  • B. 3 cm.
  • C. 5 cm.
  • D. 7 cm.

Câu 37: Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là

  • A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.
  • B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
  • C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.
  • D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.

Câu 38: Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?

  • A. Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?
  • B. Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?
  • C. Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?
  • D. Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?

Câu 39: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở động vật?

  • A. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Hình thành tinh trùng và trứng.
  • C. Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử.
  • D. Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 40: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển. Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển.

  • A. 450 m
  • B. 900 m
  • C. 1 500 m
  • D. 1 800 m 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác