Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chùm tia song song là chùm tia gồm:

  • A. Các tia sáng không giao nhau.
  • B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
  • C. Các tia sáng hội tụ.
  • D. Các tia phân kì.

Câu 2: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

  • A. các hệ cơ quan trong cơ thể
  • B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
  • C. các mô trong cơ thể
  • D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 3: Chất nào sau đây là đơn chất?

  • A. Carbon monoxide.
  • B. Ozone.
  • C. Calcium oxide.
  • D. Acetic acid.

Câu 4: Nhóm nhân tố nào sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  • A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước.
  • B. Ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
  • C. Nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
  • D. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.

Câu 5: Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật? 

  • A. Không cho ánh sáng truyền qua.
  • B. Đặt trước mắt người quan sát.
  • C. Cản đường truyền của ánh sáng.
  • D. Cho ánh sáng truyền qua.

Câu 6: Một nguyên tố liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị:

  • A. Lớn hơn số nguyên tử H
  • B. Nhỏ hơn số nguyên tử H
  • C. Bằng số nguyên tử H
  • D. Gấp đôi số nguyên tử H

Câu 7: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

  • A. Học được                                                             
  • B. Bẩm sinh
  • C. Hỗn hợp                                                             
  • D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 8: Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?

  • A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.
  • B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.
  • C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.
  • D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.

Câu 9: Thực vật ra hoa và đâm chồi vào mùa xuân, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?

  • A. Nước                                                                  
  • B. Độ ẩm
  • C. Chất dinh dưỡng                                                 
  • D. Nhiệt độ

Câu 10: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

  • A. Bị nhiễm điện                                                     
  • B. Bị nhiễm từ
  • C. Mất hết từ tính                                                   
  • D. Giữ được từ tính lâu dài

Câu 11: Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là

  • A. I.
  • B. II.
  • C. III.
  • D. IV.

Câu 12: Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào?

  • A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không.
  • B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có.
  • C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 13: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

  • A. Hình A                      
  • B. Hình B                       
  • C. Hình C                      
  • D. Hình D

Câu 14: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Sự tăng kích thước của cành.                               
  • B. Hạt nảy mầm.
  • C. Cây mầm ra lá.                                                   
  • D. Cây ra hoa.

Câu 15: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Nitrogen hóa trị V và Oxygen là

  • A. NO.
  • B. NO2.
  • C. N2O3.
  • D. N2O5.

Câu 16: Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong vì

  • A. ong giúp ngăn chặn tình trạng rụng quả sớm.
  • B. quá trình ong hút mật giúp thụ phấn cho cây ăn quả.
  • C. quá trình ong hút mật giúp quả của cây tăng độ ngọt.
  • D. ong giúp xua đuổi những loài côn trùng có hại cho cây.

Câu 17: Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường

  • A. nhường 1e                 
  • B. nhận 1e                      
  • C. nhường 7e                 
  • D. nhận 7e

Câu 18: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

  • A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
  • B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
  • C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.
  • D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Câu 19: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 20: Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là

  • A. 60%.
  • B. 40%.
  • C. 50%.
  • D. 20%.

Câu 21: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  • A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  • C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 22: Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì:

  • A. Hầu như không có âm phản xạ.
  • B. Tường hấp thụ toàn bộ âm truyền tới nó.
  • C. Độ to của âm phản xạ quá bé so với âm truyền trực tiếp, tai ta không phân biệt được.
  • D. Âm phản xạ tới tai gần cùng lúc với âm truyền trực tiếp.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

  • A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 24: Một tia sáng chiếu tới SI đến gương phẳng và hợp với mặt phẳng một góc 30$^{o}$ như hình vẽ. Kết luận nào sau đây đúng?

Một tia sáng chiếu tới SI đến gương phẳng và hợp với mặt phẳng một góc 30o như hình vẽ. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Góc tới bằng 30$^{o}$.
  • B. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới i bằng 60$^{o}$.
  • C. Góc phản xạ bằng 30$^{o}$.
  • D. Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 60$^{o}$.

Câu 25: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ cao và độ ẩm trung bình
  • B. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm trung bình
  • C. Nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp
  • D. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao

Câu 26: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì

  • A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi.
  • B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
  • C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
  • D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.

Câu 27: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

  • A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
  • B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.
  • C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
  • D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 28: Hãy xác định câu nào sau đây là sai?

  • A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
  • B. Hz là đơn vị tần số.
  • C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
  • D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.

Câu 29: Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì

  • A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.
  • B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
  • C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.
  • D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.

Câu 30: Khi tia sáng chiếu tới mặt phản xạ của gương phẳng thì tia sáng sẽ :

  • A. Đi xuyên qua gương
  • B. Bị hấp thụ trong gương
  • C. Hấp thụ một phần, phản xạ một phần.
  • D. Phản xạ lại toàn phần

Câu 31: Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion:

  • A. Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.
  • B. Phân tử nước đá có kiểu mạng tinh thể ion.
  • C. Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
  • D. Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.

Câu 32: Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:

  • A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
  • B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
  • C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
  • D. Cả 3 phương án đúng.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II;
  • B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử;
  • C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia;
  • D. Lưu huỳnh (sulfur) chỉ có hóa trị IV.

Câu 34: Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm, các cực của thanh nam châm là:

Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm, các cực của thanh nam châm là:

 

  • A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.
  • B. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A của thanh nam châm là cực Nam.
  • C. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.
  • D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

Câu 35: Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì

  • A. quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
  • B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
  • C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
  • D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.

Câu 36: Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào?

  • A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
  • B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
  • C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
  • D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.

Câu 37: Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?

  • A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
  • B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
  • C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
  • D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.

Câu 38: Cho kim loại X tạo ra hợp chất XSO4. Biết phân tử khối là 160 amu. Xác định tên kim loại X

  • A. Magnesium (Mg)
  • B. Copper (Cu)
  • C. Iron (Fe)
  • D. Silver (Ag)

Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn?

  • A. Biện pháp chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính giúp cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
  • B. Có thể sử dụng các chất kích thích nhân tạo thích hợp để kích thích tăng chiều cao cây.
  • C. Có thể sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
  • D. Khuyến khích sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng nhưng cần hạn chế sử dụng cho vật nuôi.

Câu 40: Có các phát biểu sau:

(a) Công thức hoá học của kim loại trùng với kí hiệu nguyên tố vì mỗi phân tử kim loại chỉ gồm nguyên tử kim loại.

(b) Các nguyên tố khí hiếm không kết hợp với nguyên tố khác hoặc với chính nó vì chúng trơ về mặt hoá học. Do đó, công thức hoá học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố.

(c) Nguyên tố oxygen thường xếp ở cuối công thức hoá học.

(d) Nguyên tố kim loại luôn xếp ở đầu công thức hoá học

(e) Trong công thức hoá học, tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố bằng tỉ lệ hoá trị của các nguyên tố tương ứng.

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác