Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 2: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 3: Quá trình trao đổi chất là:

  • A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
  • B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
  • C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
  • D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

Câu 4: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  • B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  • D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

  • A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  • B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
  • C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.

Câu 6: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

  • A. Lá cây.
  • B. Thân cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Gai của cây.

Câu 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

  • A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
  • C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
  • D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 8: Hô hấp tế bào là:

  • A. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.
  • B. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.
  • C. Quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.
  • D. Quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.

Câu 9: La bàn là dụng cụ dùng để

  • A. xác định phương hướng.
  • B. xác định nhiệt độ.
  • C. xác định vận tốc.
  • D. xác định lực.

Câu 10: Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?

  • A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.
  • B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.
  • C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí.
  • D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.

Câu 11: Phân tử nước được tạo thành từ

  • A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.
  • D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 12: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

  • A. từ trường.
  • B. trọng trường.
  • C. điện trường.
  • D. điện từ trường.

Câu 13: Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Càng gần hai cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn.
  • B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.
  • C. Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam.
  • D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm.

Câu 14: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện? 

  • A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng 
  • B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây 
  • D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây

Câu 15: Cho các tính chất sau:

1. Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

2. Sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC.

3. Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…

4. Có thể hòa tan được dầu, mỡ.

5. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

Các tính chất của nước là

  • A. 1, 2, 3, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5.
  • C. 1, 2, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4, 5.

Câu 16: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

  • A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
  • B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
  • C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
  • D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 17: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

  • A. khí khổng.
  • B. lục lạp.
  • C. ti thể.
  • D. ribosome.

Câu 18: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 19: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  • A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  • B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  • C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  • D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Câu 20: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

  • A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
  • B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
  • C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
  • D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Câu 21: Tại sao mùa hè nắng nóng nhiệt độ dưới bóng cây luôn mát mẻ và dễ chịu hơn?

  • A. Bóng cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể
  • B. Bóng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường với nhiệt độ dưới tán cây
  • C. Khi nắng to khí khổng thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, khiến nhiệt độ dưới bóng cây luôn thấp hơn nhiệt độ môi trường 1 - 2oC
  • D. Màu xanh kích thích thị giác kiến chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn

Câu 22: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

  • A. 2 000 mL.
  • B. 1 500 mL.
  • C. 1000 mL.
  • D. 3 000 mL.

Câu 23: Cảm ứng của động vật là

  • A. khả năng cơ thể động vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • C. khả năng cơ thể động sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • D. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 24: Một số loài thực vật chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông. Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những loài thực vật có đặc điểm trên

  • A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
  • B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.
  • C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.
  • D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.

Câu 25: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. tính hướng tiếp xúc.
  • B. tính hướng sáng.
  • C. tính hướng hoá.
  • D. tính hướng nước.

Câu 26: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

  • A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
  • B. Sáo học nói tiếng người.
  • C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
  • D. Khỉ tập đi xe đạp.

Câu 27: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 28: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì? Thể hiện tập tính gì ở động vật?

  • A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
  • B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • C. Mục đích bắt mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • D. Mục đích chiến thắng tình địch. Đây là tập tính kêu gọi bạn tình.

Câu 29: Sinh trưởng ở sinh vật là

  • A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
  • B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
  • C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
  • D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.

Câu 30: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
  • D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.

Câu 31: Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hoà sinh sản?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Thức ăn.
  • C. Gió.
  • D. Hormone.

Câu 32: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 33: Vai trò của tập tính là?

  • A. Tập tính giúp dộng vậ phản ứng lại với các kích thích của môi trường
  • B. Tập tính giúp động vật phát triển
  • C. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển
  • D. Tập tính giúp động vật chống lại các kích thích của môi trường

Câu 34: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

  • A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
  • B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
  • C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
  • D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 35: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (1), (2), (4), (6).
  • D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 36: Cho đoạn thông tin sau: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1) …………. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các (2) …………, (3) ………… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Các từ cần điền là

  • A. (1) cơ quan; (2) mô; (3) tế bào.
  • B. (1) tế bào; (2) mô; (3) cơ quan.
  • C. (1) mô; (2) cơ quan; (3) tế bào.
  • D. (1) mô; (2) tế bào; (3) cơ quan.

Câu 37: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

  • A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
  • C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
  • D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 38: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 39: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

  • A. Từ trường của nam châm điện đổi chiều.
  • B. Từ trường của nam châm điện mạnh lên.
  • C. Từ trường của nam châm điện yếu đi.
  • D. Xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Câu 40: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,… Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên

  • A. diệp lục.
  • B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
  • C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
  • D. protein và nucleic acid.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác