Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 4 Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 4 Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là

  • A. Dimitri. I. Mendeleev.                                  
  • B. Ernest Rutherford.
  • C. Niels Bohr.                                                    
  • D. John Dalton.

Câu 2: Hiện nay có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

  • A. 5.                             
  • B. 7.                             
  • C. 8.                                     
  • D. 9.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.
  • B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  • D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 4: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

  • A. số proton.           
  • B. khối lượng. 
  • C. số neutron.
  • D. tỉ trọng.    

Câu 5: Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 6: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

  • A. Nhóm IA. 
  • B. Nhóm IVA. 
  • C. Nhóm IIA. 
  • D. Nhóm VIIA.

Câu 7: Vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thường

  • A. ở đầu nhóm.                                                  
  • B. ở cuối nhóm.
  • C. ở đầu chu kì.                                                 
  • D. ở cuối chu kì.

Câu 8: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?

  • A. Chu kì.                    
  • B. Họ.             
  • C. Loại.                                     
  • D. Nhóm.

Câu 9: Phần lớn các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là

  • A. kim loại.                  
  • B. phi kim.                   
  • C. khí hiếm.                                     
  • D. chất khí.

Câu 10: Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu?

  • A. 1.                             
  • B. 2.                             
  • C. 3.                                     
  • D. 7.

Câu 11: Biết vị trí của nguyên tố X như sau: chu kì 2, nhóm VIA. Số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X lần lượt là

  • A. 4 và 2
  • B. 2 và 6
  • C. 6 và 2
  • D. 2 và 4

Câu 12: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng?

  • A. Iodine.                     
  • B. Bromine.                 
  • C. Chlorine.                                     
  • D. Fluorine.

Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là Halogen

  • A. F, Cl, Br, I
  • B. Mg, Ca, Sr, Ba
  • C. He, Ne, Ar, Kr
  • D. Li, Na, K, Rb

Câu 14: Các nguyên tố hóa học nhóm IIA có điểm gì chung?

  • A. Có cùng số nguyên tử.
  • B. Có cùng khối lượng.
  • C. Tính chất hóa học tương tự nhau.
  • D. Không có điểm chung.

Câu 15: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

  • A. Li, Si, Ne
  • B. Mg, P, Ar
  • C. K, Fe, Ag
  • D. B, Al, In

Câu 16: Lí do những nguyên tố hóa học trong IA không thể tìm thấy trong tự nhiên:

  • A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động.
  • B. Vì chúng là những kim loại kém hoạt động.
  • C. Vì chúng do con người tạo ra.
  • D. Vì chúng là kim loại hoạt động.

Câu 17: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học không cho biết thông tin gì sau đây?

  • A. Số đơn vị điện tích hạt nhân.
  • B. Số electron.
  • C. Khối lượng nguyên tử.
  • D. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu 18: Cho biết kim loại nào có thể cắt bằng dao?

  • A. Sodium.  
  • B. Iron.                         
  • C. Mercury.                                     
  • D. Magnesium.

Câu 19: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chíp trong máy tính?

  • A. Neon.                      
  • B. Silicon.                 
  • C. Silver.                                     
  • D. Chlorine.

Câu 20: cho nguyên tố oxygen như hình sau

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 4 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nguyên tử oxygen có 8 electron.
  • B. Nguyên tố oxygen có kí hiệu hóa học là O.
  • C. Nguyên tố oxygen ở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn.
  • D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 16 amu.

Câu 21: Nguyên tố phi kim nào tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng?

  • A. Nitrogen.                 
  • B. Argon.                 
  • C. Bromine.                                   
  • D. Mercury.

Câu 22: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

  • A. Li, Na, K.
  • B. O, S, Si.
  • C. C, N, O.
  • D. O, Al, Si.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác