Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 2 Nguyên tử
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 2 Nguyên tử - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
- A. electron và neutron
B. proton và neutron
- C. electron và proton
- D. electron, proton và neutron
Câu 2: Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là
A. electron
- B. proton và neutron
- C. proton
- D. neutron
Câu 3: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?
- A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
- B. Các hạt neutron không mang điện.
C. Các hạt neutron và hạt proton.
- D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.
Câu 4: Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
- A. electron
B. proton
- C. neutron và proton
- D. proton và electron
Câu 5: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?
- A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
B. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
- C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
- D. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 6: Hạt mang điện âm trong nguyên tử là:
A. electron
- B. proton
- C. neutron
- D. proton và electron
Câu 7: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
- A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
- B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
- D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
Câu 8: Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên:
A. số hạt proton = số hạt electron
- B. số hạt proton = số hạt neutron
- C. số hạt electron = số hạt neutron
- D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron
Câu 9: Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?
- A. Na.
- B. O.
C. Ca.
- D. H.
Câu 10: Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị
- A. gam.
- B. kg.
- C. mL.
D. amu.
Câu 11: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
A. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon
- B. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen
- C. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron
- D. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo?
- A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
- B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron
- C. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
D. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron
Câu 13: Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 14: Nguyên tử X có 16 proton, số electron ở lớp ngoài cùng là
- A. 1
B. 2
- C. 6
- D. 7
Câu 15: Số electron tối đa ở lớp thứ hai là:
- A. 2
- B. 4
- C. 6
D. 8
Câu 16: Tại sao nói khối lượng của nguyên tử chính là khối lượng của hạt nhân?
- A. Khối lượng của electron rất lớn.
- B. Khối lượng của electron rất nhỏ.
- C. Khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton.
D. Khối lượng của electron rất nhỏ so với tổng khối lượng của proton và neutron.
Câu 17: Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron?
A. 2.
- B. 3.
- C. 6.
- D. 8.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr?
- A. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp.
- B. Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron.
C. Các electron được phân bố theo từng lớp với số lượng electron trên mỗi lớp là như nhau.
- D. Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
Câu 19: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
- A. 1, 2, 8.
- B. 2, 8, 1.
C. 2, 3.
- D. 3, 2.
Câu 20: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là?
- A. 8.
B. 7.
- C. 5.
- D. 2.
Câu 21: Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là sodium và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố sodium và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là
A. 1 và 7.
- B. 3 và 9.
- C. 9 và 15.
- D. 3 và 7.
Câu 22: Hạt nhân một nguyên tử flourine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử flourine xấp xỉ bằng
- A. 9 amu.
- B. 10 amu.
C. 19 amu.
- D. 28 amu.
Câu 23: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử có calcium có số proton là
- A. 2.
- B. 10.
- C. 18.
D. 20.
Xem toàn bộ: Giải bài 2 Nguyên tử
Bình luận