Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 39 Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 39 Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các hệ cơ quan sau:

1. Hệ tuần hoàn

2. Hệ hô hấp

3. Hệ cơ và xương

4. Hệ bài tiết

Các hệ cơ quan tham gia phối hợp vào hoạt động chạy thể dục hằng ngày là

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 2, 3.
  • C. 2, 3, 4.
  • D. 1, 3, 4.

Câu 2: Đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của các sinh vật sống là

  • A. Tế bào
  • B. Cơ quan
  • C. Hệ cơ quan
  • D. Phân tử

Câu 3: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua

  • A. các hoạt động sống.
  • B. sự trao đổi chất.
  • C. sự cảm ứng.
  • D. các phản xạ.

Câu 4: Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?

  • A. Trao đổi chất
  • B. Thay đổi hình dạng
  • C. Cảm ứng
  • D. Phân chia

Câu 5: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì? Thể hiện tập tính gì ở động vật?

  • A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
  • B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • C. Mục đích bắt mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • D. Mục đích chiến thắng tình địch. Đây là tập tính kêu gọi bạn tình.

Câu 6: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

  • A. Sinh sản.
  • B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  • C. Sinh trưởng và phát triển.
  • D. Cảm ứng.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống? 

  • A. Trao đổi chất 
  • B. Sinh trưởng và phát triển 
  • C. Cảm ứng và sinh trưởng 
  • D. Tất cả các hoạt động nói trên 

Câu 8: Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì tế bào

  • A. ngừng lớn lên
  • B. sẽ chết
  • C. phát triển bình thường
  • D. hát triển mạnh hơn

Câu 9: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì

  • A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
  • D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?

  • A. Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
  • B. Hệ vận động ngừng hoạt động.
  • C. Sinh vật phát triển mạnh, tăng kích thước nhanh chóng.
  • D. Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 11: Mọi hoạt động sống sống trong cơ thể đều diễn ra trong ......., giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường.

  • A. Mô
  • B. Cơ quan
  • C. Tế bào
  • D. Cơ thể

Câu 12: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không mô tả qua trình sinh trưởng ở thực vật?

  • A. Cây cao lên từ 5 cm đến 15 cm.
  • B. Cây tăng kích thước lá.
  • C. Cây tăng chiều rộng của thân cây.
  • D. Cây ra hoa.

Câu 13: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?

  • A. Tế bào.
  • B. Mô.
  • C. Cơ quan.
  • D. Cơ thể.

Câu 14: Ở lớp Thú, con non được sinh ra và nuôi bằng sữa của mẹ. Đây là tập tính gì ở động vật?

  • A. Tập tính sinh sản.
  • B. Tập tính kiếm ăn.
  • C. Tập tính lãnh thổ.
  • D. Tập tính bầy đàn.

Câu 15: Sắp xếp các cấp độ tổ chức cấu tạo nên cơ thể từ bé đến lớn

  • A. Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Mô - Cơ thể
  • B. Mô - Tế bào - Hệ cơ quan - Cơ quan - Cơ thể
  • C. Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể
  • D.  Mô - Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể

Câu 16: Cho đoạn thông tin sau: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1) …………. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các (2) …………, (3) ………… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Các từ cần điền là

  • A. (1) cơ quan; (2) mô; (3) tế bào.
  • B. (1) tế bào; (2) mô; (3) cơ quan.
  • C. (1) mô; (2) cơ quan; (3) tế bào.
  • D. (1) mô; (2) tế bào; (3) cơ quan.

Câu 17: Cơ thể đơn bào có đặc điểm là

  • A. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
  • B. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
  • C. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được một số các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
  • D. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phát triển giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

Câu 18: Khi nhìn thấy đèn đỏ, các phương tiện giao thông đều dừng lại. Đây là ví dụ mô tả

  • A. phản xạ có điều kiện.
  • B. phản xạ không điều kiện.
  • C. cảm ứng ở thực vật.
  • D. hướng động ở động vật.

Câu 19: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?

  • A. Tế bào và mô.
  • B. Mô và cơ quan.
  • C. Tế bào và cơ thể.
  • D. Mô và cơ thể.

Câu 20: Vai trò của hoạt động phân chia xảy ra trong tế bào là:

  • A. Cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của tế bào.
  • B. Tạo nên những tế bào mới, là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
  • C. Giúp tế bào tích lũy vật chất, chuẩn bị cho phân chia.
  • D. Thu nhận và phản ứng trước những kích thích vật lí, hóa học của môi trường quanh tế bào đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tế bào.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác