Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

  • A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
  • B. Kĩ năng liên kết tri thức.
  • C. Kĩ năng dự báo.
  • D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Khối lượng phân tử là

  • A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử.
  • B. khối lượng của nhiều nguyên tử.
  • C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.
  • D. tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử.

Câu 3: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?

  • A. Không khí.
  • B. Nước.
  • C. Gỗ.
  • D. Thép.

Câu 4: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là 

  • A. f = 85 Hz. 
  • B. f = 170 Hz. 
  • C. f = 200 Hz. 
  • D. f = 255 Hz.

Câu 5: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng? 

  • A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta 
  • B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật 
  • C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta. 
  • D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta 

Câu 6: Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là

  • A. 1 cm.
  • B. 2 cm.
  • C. 3 cm.
  • D. 4 cm.

Câu 7: Nội dung phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
  • B. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau. 
  • C. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
  • D. Trong một phân tử, các nguyên tố có thể giống nhau.

Câu 8: Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là

  • A. electron
  • B. proton
  • C. neutron và proton
  • D. proton và electron

Câu 9: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?

  • A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
  • B. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
  • C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
  • D. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 10: Biết vị trí của nguyên tố X như sau: chu kì 2, nhóm VIA. Số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X lần lượt là

  • A. 4 và 2
  • B. 2 và 6
  • C. 6 và 2
  • D. 2 và 4

Câu 11: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là: 

  • A. 39 km 
  • B. 45 km.
  • C. 2700 km 
  • D. 10 km

Câu 12: Phản xạ ánh sáng là hiện tượng

  • A. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
  • B. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề cong và nhám.
  • C. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
  • D. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề cong và nhám.

Câu 13: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 30$^{o}$ thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?

  • A. i’ = 30$^{o}$.
  • B. i’ = 40$^{o}$.
  • C. i’ = 60$^{o}$.
  • D. i’ = 45$^{o}$.

Câu 14: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?

  • A. Ảnh của vật ngược chiều.
  • B. Ảnh của vật cùng chiều.
  • C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.
  • D. Không quan sát được ảnh của vật.

Câu 15: Trong pha đèn pin người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn. Vậy chùm sáng phản xạ là chùm tia gì để ánh sáng được chiếu đi xa mà vẫn rõ? 

  • A. Chùm tia hội tụ 
  • B. Chùm tia phân kì 
  • C. Chùm tia song song
  • D. Cả A hoặc C

Câu 16: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

  • A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
  • B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
  • C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
  • D. quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 17: Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng

  • A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.
  • C. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.
  • D. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (8 electron).

Câu 18: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

  • A. Nhận thêm electron.
  • B. Nhường bớt electron.
  • C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
  • D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 19: Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là

  • A. 40 km/h.
  • B. 50 km/h.
  • C. 55 km/h.
  • D. 60 km/h.

Câu 20: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ?

  • A. km.h.
  • B. m.s.
  • C. km/h.
  • D. s/m.

Câu 21: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng?

  • A. Iodine.                     
  • B. Bromine.                 
  • C. Chlorine.                                     
  • D. Fluorine.

Câu 22: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt.
  • B. Kĩ năng quan sát.
  • C. Kĩ năng dự báo.
  • D. Kĩ năng phân loại.

Câu 23: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

  • A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.

Câu 24: Có các phát biểu sau:

(a) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hoá trị bằng II.

(b) Tuỳ thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hoá trị của P có thể  bằng III hoặc bằng V.

(c) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hoá trị.

(d) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hoá trị bằng I trong các hợp chất

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 25: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. 

  • A. 5100 m
  • B. 5000 m 
  • C. 5200 m 
  • D. 5300 m

Câu 26: Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Iron(III) oxide do hai nguyên tố Fe, O tạo ra.
  • B. Trong một phân tử iron(III) oxide có hai nguyên tử Fe, ba nguyên tử O.
  • C. Khối lượng phân tử iron(III) oxide là 160 amu.
  • D. Trong phân tử iron(III) oxide tỉ lệ số nguyên tử Fe : O là 3 : 2.

Câu 27: Nguyên tố hóa học nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất?

  • A. Carbon.
  • B. Hydrogen.
  • C. Oxygen.
  • D. Nitrogen.

Câu 28: Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là

  • A. chùm sáng song song.
  • B. chùm sáng hội tụ.
  • C. chùm sáng phân kì.
  • D. ban đầu hội tụ sau đó song song.

Câu 29: Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật? 

  • A. Không cho ánh sáng truyền qua 
  • B. Đặt trước mắt người quan sát 
  • C. Cản đường truyền của ánh sáng 
  • D. Cho ánh sáng truyền qua.

Câu 30: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
  • B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
  • C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với
  • nguyên tố đó.
  • D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Câu 31: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của phân tử methane là

  • A. C4H.
  • B. C2H2.
  • C. C4H4.
  • D. CH4.

Câu 32: Một người cao 1,8 m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,6m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? 

  • A. 3 m 
  • B. 1,5 m 
  • C. 3,2 m 
  • D. 1,6 m

Câu 33: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?

  • A. Hạt proton đặc trưng cho một nguyên tố hóa học.
  • B. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có số neutron bằng nhau.
  • C. Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng.
  • D. Kí hiệu hóa học được biểu diễn một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).

Câu 34: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s. Tốc độ của vật là:

 Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s

  • A. 20 m/s.
  • B. 8 m/s.
  • C. 0,4 m/s.
  • D. 2,5 m/s.

Câu 35: Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên hình 10.2, đoạn thẳng OM là đồ thị quãng đường – thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường – thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?

Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên hình 10.2

  • A. Minh và Nam xuất phát cùng lúc.
  • B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.
  • C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.
  • D. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh.

Câu 36: Copper có hóa trị II. Chọn công thức đúng?

  • A. CuSO4.
  • B. Cu2O.
  • C. Cu2Cl3.
  • D. CuOH.

Câu 37: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng đèn điện đang sáng và một màn chắn. Để trên màn xuất hiện bóng nửa tối thì cần có điều kiện nào sau đây?

  • A. Kích thước bóng đèn rất nhỏ.
  • B. Bóng đèn phải rất sáng.
  • C. Ánh sáng bóng đèn phải có màu vàng.
  • D. Kích thước bóng đèn khá lớn.

Câu 38: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình.

Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một

Thể tích của vật rắn là

  • A. 33 mL.
  • B. 73 mL.
  • C. 32,5 mL.
  • D. 35,2 mL.

Câu 39: Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau:

Rót cùng một lượng nước vào 2 chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn.

Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Hình thành giả thuyết.
  • B. Thực hiện kế hoạch.
  • C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
  • D. Kết luận.

Câu 40: Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là sodium và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố sodium và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là

  • A. 1 và 7. 
  • B. 3 và 9.
  • C. 9 và 15. 
  • D. 3 và 7.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác