Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?
- A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
- B. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới
C. Góc phản xạ bằng góc tới
- D. Góc phản xạ bằng nửa góc tới
Câu 2: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm tốt?
- A. Miếng xốp.
- B. Rèm nhung.
C. Mặt gương.
- D. Đệm cao su.
Câu 3: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
- A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
- B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
- D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
Câu 4: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?
A. Nguyên tử của cùng nguyên tố hay khác nguyên tố.
- B. Màu sắc của phân tử.
- C. Số lượng nguyên tử trong phân tử.
- D. Kích thước của phân tử.
Câu 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.
A. proton.
- B. electron.
- C. neutron.
- D. neutron và electron.
Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
- A. Hạt proton đặc trưng cho một nguyên tố hóa học.
B. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có số neutron bằng nhau.
- C. Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng.
- D. Kí hiệu hóa học được biểu diễn một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).
Câu 7: Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là
- A. 28 amu.
- B. 32 amu.
- C. 44 amu.
D. 28 amu hoặc 44 amu.
Câu 8: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?
- A. Một vùng tối hình bàn tay
- B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ
- C. Một vùng bóng tối tròn
D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn.
Câu 9: Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm một nguyên tử calcium, một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử calcium carbonate là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: Ca = 40 amu, C = 12 amu, O = 16 amu)
- A. 68 amu.
- B. 84 amu.
C. 100 amu.
- D. 133 amu.
Câu 10: Vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thường
- A. ở đầu nhóm.
- B. ở cuối nhóm.
C. ở đầu chu kì.
- D. ở cuối chu kì.
Câu 11: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?
- A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
- C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
- D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Câu 12: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
- A. Chu kì.
- B. Họ.
- C. Loại.
D. Nhóm.
Câu 13: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?
- A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
- B. Các hạt neutron không mang điện.
C. Các hạt neutron và hạt proton.
- D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.
Câu 14 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
- B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
- C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
- D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 15: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?
- A. Không khí.
- B. Nước.
- C. Gỗ.
D. Thép.
Câu 16: Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị
- A. gam.
- B. kg.
- C. mL.
D. amu.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất.
- B. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết hoá trị của chất.
C. Công thức hoá học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.
- D. Công thức hoá học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Gần đường ray xe lửa
- B. Gần sân bay
C. Gần ao hồ
- D. Gần đường cao tốc
Câu 19: Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:
Nguyên tử | Số proton |
X | 5 |
Y | 8 |
Z | 18 |
T | 5 |
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X và T.
- B. X và Y.
- C. Y và Z.
- D. Z và T.
Câu 20: Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen?
- A. Nguyên tử oxygen góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
- B. Nguyên tử oxygen góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
- C. Nguyên tử oxygen góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
D. Nguyên tử oxygen góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
- B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
- C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.
- B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
- D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Câu 23: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
- A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 24: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?
- A. Quãng đường vật đi được.
- B. Thời gian vật đã đi.
- C. Tốc độ của vật chuyển động.
D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.
Câu 25: Phân tử (X) được tạo bởi một nguyên tử nguyên tố Carbon và hai nguyên tử của nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là:
- A. 28 amu
- B. 30 amu
- C. 32 amu
D. 44 amu
Câu 26: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta thường làm tường có đặc điểm như thế nào?
A. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vanng.
- B. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.
- C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.
- D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hoá trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.
B. Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I.
- C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hoá trị bằng II.
- D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hoá trị bằng III.
Câu 28: Ở điều kiện thường, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tất cả các hợp chất ở thể rắn đều là chất ion.
- B. Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn.
- C. Chất chỉ có liến kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí.
D. Hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion.
Câu 29: Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là
A. 40 km/h.
- B. 50 km/h.
- C. 55 km/h.
- D. 60 km/h.
Câu 30: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo
A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
- B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
- C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
- D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.
Câu 31: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do lao A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn loa B.
- B. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra cao hơn loa A.
- C. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra to hơn loa B.
- D. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra to hơn loa A.
Câu 32: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t
A. Giảm 2/3 lần
- B. Tăng 4/3 lần
- C. Giảm 3/4 lần
- D. Tăng 3/2 lần
Câu 33: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian
- A. từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.
- C. bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.
- D. bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.
Câu 34: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?
- A. Nhiệt kế.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
- C. Cân.
- D. Lực kế.
Câu 35: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là
A. 20 m/s.
- B. 0,05 m/s.
- C. 20 km/h.
- D. 0,05 km/h.
Câu 36: Cho mô hình phân tử ethanol:
Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử ethanol là bao nhiêu?
A. Carbon – 2, hydrogen – 6, oxygen - 1.
- B. Carbon – 12, hydrogen – 1, oxygen - 16.
- C. Carbon – 1, hydrogen – 6, oxygen - 2.
- D. Carbon – 24, hydrogen – 6, oxygen - 16.
Câu 37: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.
A. 5100 m
- B. 5000 m
- C. 5200 m
- D. 5300 m
Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
- A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
- B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
- C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
Câu 39: Trong cuộc thi chạy, kết qủa của các bạn học sinh được ghi lại như sau:
Học sinh | Quãng đường chạy (m) | Thời gian chạy (s) |
A | 60 m | 10 s |
B | 60 m | 9,5 s |
C | 60 m | 11 s |
D | 60 m | 11,5 s |
- A. bạn A.
B. bạn B.
- C. bạn C.
- D. bạn D.
Câu 40: Một người đi xe đạp với tốc độ 16 km/h từ nhà đến nơi làm việc. Thời gian chuyển động của người này khi đi hết quãng đường là 0,5 h. Quãng đường từ nhà đến trường dài
- A. 64 km.
- B. 1,625 km.
C. 8 km.
- D. 5 km.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I
Bình luận